Saturday 28 October 2006

Thời thơ ấu êm đềm...

Tối nay trước khi đi ăn lẩu - kem với vợ chồng nhà Hiếu - Mai, Nga - Thông, có chút việc dừng chân ở trước cổng trường tiểu học Điện Biên trên đường Quán Sứ chợt bắt gặp hình ảnh hai em bé học sinh lớp 2 trong lúc chờ bố mẹ đến đón về, lấy vở ra tập viết thật là dễ thương. Chợt nhớ lại hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước. Gần trọn mấy năm cấp 1, chiều tối nào sau khi tan học mình cũng bó gối ngồi ở cổng trường Tây Sơn đợi phụ huynh như thế. Thông thường, giờ học kết thúc lúc 4 rưỡi 5 giờ chiều, nhưng ở cái thời bao cấp đó gia đình công chức nhà nước nào chả khó khăn. Mẹ thường xuyên đi công tác miền Nam, có thời điểm phải đi suốt gần năm trời. Lúc ở nhà thì cũng hay phải kiếm thêm tiền bằng việc dán bìa carton, đan len hay nuôi lợn, gà. (Sao lợn với gà hợp với nhau thế nhỉ, mình tuổi gà nhất định phải yêu em tuổi lợn mới được Image) Bố thì đi học tiếng Anh buổi tối để chuẩn bị được cử đi tu nghiệp nước ngoài. Vậy là thằng bé học cách xa nhà 5km phải đợi ở trường cho đến khi bố hoặc mẹ cùng chiếc xe đạp nhãn hiệu gì đó cũng khá nổi tiếng mua mất 5 chỉ mình quên mất rồi mà nhất định không phải là Phượng Hoàng đến đón về, thông thường là khoảng 7 giờ tối. Những hôm nào được đón về sớm hơn - gọi là sớm thì bỏ rẻ cũng phải đợi bét ra là 1 tiếng, anh em chắc cũng biết 1 tiếng đối với một đứa trẻ con nó dài như thế nào - thằng bé thường được cho ăn quẩy nóng hoặc ngô nướng. Đến bây giờ, nó vẫn nhớ như in giấc mơ thủa ấu thơ là khi nào lớn lên, có tiền nhất định nó sẽ mua hết cả chảo quẩy ăn cho đã. Hihi, ở đây chú thích thêm là giấc mơ đó đã trở thành hiện thực vào năm lớp 7, học cùng thằng bạn nhà làm quẩy bán cho hàng phở, thế là thằng bé mua với giá gốc được cả một rổ quẩy nóng ăn một trận đã đời. Chỉ có điều từ đó về sau thằng bé chán luôn chả mấy khi ăn món này nữa. Hết chú thích!
Thằng bé lớp 2 vẫn nhớ nhiều lần, thường vào mùa hè, được chú Nam đón về. Ông chú vốn gốc lính khu Tư mới chuyển về Quân khu Thủ đô lại là một dân nhậu có hạng, thường lôi nó đi uống bia với đồng đội chiến hữu. Và không ai phải dạy, thằng bé thường chỉ uống có 2 vại 1/2 lít thôi. Và chỉ trong 2 hơi là xong. Hic, hơi ngượng là gần 20 năm sau thì tửu lượng thằng bé vẫn không lên được bao nhiêu. Vẫn chỉ 2 vại mà thôi!
Đấy là vài chuyện về buổi chiều tối. Giờ học hành trên lớp là buổi chiều nên như tất cả các lớp học ở quê mình, chả có vị gì đáng nói cả. Còn một buổi sáng điển hình của thằng bé là mẹ đưa đến nhà trọ, để nó đấy, đi làm và giao nó cho gia đình chủ nhà. Do đi học khá xa nhà, nên ngay từ năm lớp 1 đến suốt gần tiểu học mình đều trọ học. Chỗ ở đầu tiên chính là gia đình bác Thảo nhà ở gần lớp học của trường Tây Sơn ở phố Nguyễn Du. Đương nhiên là một thằng bé học sinh lớp 1 thì chưa ý thức được gì nhiều về những gì xung quanh. Chỉ nhớ là gia đình bác chủ nhà có 3 anh con trai cũng lớn rồi. Không biết là lớn đến mức độ nào, nhưng hồi đấy mình thấy họ lớn lắm! Hihi, lại chuyện nọ xọ chuyện kia, chợt nhớ hồi mình học lớp 2 sao mà thấy các anh chị lớp 3 làm Phụ trách đội eo ôi sao mà các anh chị ý giỏi xế, nào là dạy hát, dạy múa, dạy xếp hình,... Bao giờ lên lớp 3 mình có được như các anh chị ấy không nhỉ? Image Vậy thì chắc là mấy anh con trai vợ chồng bác chủ nhà chắc cũng chỉ là học sinh cấp 2, cấp 3 là cùng. Đến khi mình học những năm cuối cấp 2, thì biết được gia đình bác ý vẫn ở đó, và mở hàng rửa xe máy, ô-tô. Chắc là bây giờ cũng khá rồi! Còn điểm trường Tây Sơn ở phố Nguyễn Du ngày xưa thì bây giờ là một điểm ăn chơi chỉ dành cho các thương gia Nhật level cao cao đến Hà Nội. Cái tên Chagall chắc chẳng gợi ra điều gì với dân chơi Việt, nhưng đó là quán đầu tiên ở miền Bắc Việt phục vụ theo cách của người Nhật. Mãi mấy năm gần đây, từ khi có làn sóng đầu tư của Nhật thì ở khu vực Triệu Việt Vương, Bà Triệu,... mới có thêm nào là các thể loại Mizuho, Jun, Casablanca,... củ đậu gì đó.
Lan man quá, xin kể tiếp chuyện thằng bé trọ học. Đến năm lớp 2 thì thằng bé được gửi vào một nhà ở gần cuối phố Liên Trì cạnh đó. Ngày xưa Liên Trì không "hoành tráng" như bây giờ, nhưng xét về khía cạnh tương đối thì cũng chả kém cạnh gì đâu. Bạn nào không biết ngõ Liên Trì nổi tiếng về cái gì thì tự ráng mà chịu nhé, tớ không nói ra đâu!Image Vậy mà thằng bé ngây thơ Image lại được gửi vào ngay một nhà chuyên gầy sòng tổ tôm tam cúc, đứng đầu chính là vợ chồng bà già chủ nhà. Còn mấy anh chị con đẻ con rể nhà đó chắc chắn cũng không phải là thành phần bình thường trong xã hội bao cấp. Lúc đó mình không biết gì, chỉ thấy trên người cậu thanh niên con rể xăm chằng chịt hình một con rồng từ cổ xuống đến chân và suốt ngày bật nhạc vàng ỉ eo những gì mà "Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng,..." suốt cả ngày điếc cả tai. Dần dần cũng biết được hồi đó tay thanh niên này mới từ Hướng Coỏng về lấy con gái bà chủ nhà. Chắc cũng không giải thích gì nhiều, dân trại HongKong về với hình xăm rồng là đủ biết thuộc loại có số có má thế nào. Vậy mà hai năm liền thằng bé sống trong môi trường như thế nhưng không hề hé răng nửa lời với bố mẹ. Đến năm học lớp 9, lớp 10 gì đó khi kể chuyện, hai cụ nhà mình mới giật mình, và đã cực kỳ lo lắng không biết trong môi trường như thế thì thằng bé có học được thói xấu nào không. Hihi, khoe phát là từ bé chí lớn mình chưa bao giờ thả một con lô đề hay bóng bánh nào đấy ạ. Cùng lắm thì chỉ có đánh nhau thôi. Mà hồi bé, con trai thằng nào mà chẳng oánh nhau nhể!Image
...Oái, lúc đầu chỉ định viết entry vài dòng đầu thôi mà ngồi typing một lúc nó lại ra dài dài thế này nhỉ. Thôi thì thi thoảng dăm bữa nửa tháng cũng nên viết lại những kỷ niệm nho nhỏ để bạn bè đọc cho vui. Tất nhiên là không thể viết hoành tá tràng được như hồi ký của 2 ông bạn thân Georgi Konstantinovic Zhukov ("Nhớ lại và suy nghĩ") hay Gabriel Garcia Marquez ("Sống để kể lại") mà mình vốn rất thích, nhưng cũng gọi là "Mua vui cũng được một vài entry". Image

Tuesday 24 October 2006

Tuổi Tân Dậu (1981) và tuổi Quý Hợi (1983) có hợp nhau không?

* Tân Dậu (1981 - nam): Mệnh: Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
* Quý Hợi (1983 - nữ): Mệnh: Đại Hải Thủy (Nước biển lớn)

Theo thuyết Năm Củ Hành ở đây hành Thủy sinh hành Mộc, há chẳng phải là sự kết hợp tốt lắm chăng? Tuy ở đây âm hơi thịnh, nhưng nếu 2 tuổi này kết hợp được với nhau thì hợp với tương sinh, thuận theo trời đất. Image Quỷ Cốc Tiên Sinh bạn anh đã dạy cấm sai!
==> Thế này thì anh không biết phải làm sao đây? Image

Monday 16 October 2006

Hãy gọi điện cho mẹ

Hãy gọi điện cho mẹ
(Lời khuyên của người cha)


Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài ba người.
Mỗi năm ít nhất một lần con hãy chờ xem mặt trời mọc.
Nhìn thẳng vào mắt mọi người.
Nói lời “cảm ơn” càng nhiều càng tốt, cũng vậy, nói lời “làm ơn” càng nhiều càng tốt.
Hãy sống dưới mức con kiếm được. Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như thế.
Kết thêm những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ.
Hãy giữ kỹ những điều bí mật.
Con đừng mất thì giờ học các “mánh khóe” doanh nghiệp. Hãy học làm doanh nghiệp chân chính.
Dám chịu nhận những lầm lẫn của mình.
Con hãy can đảm. Dù tự con không được can đảm lắm thì cũng phải tỏ ra can đảm. Người ta không phân biệt một người can đảm và một người tỏ ra can đảm.
Con phải dành thời giờ và tiền bạc làm việc thiện trong cộng đồng.
Đừng bao giờ lường gạt một ai.
Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi gõ cửa nhà con rất khẽ.
Đừng làm cho ai mất hy vọng.
Con đừng cầu mong của cải, mà phải cầu mong có sự khôn ngoan, hiểu biết và lòng dũng cảm.
Đừng hành động khi đang giận dữ.
Con phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào thì luôn phải có mục đích và sự tự tin rồi hãy đến.
Đừng bao giờ trả công cho ai trước khi họ xong việc.
Hãy sẵn sàng thua một trận đánh để dẫn đến thắng một cuộc chiến.
Đừng bao giờ ngồi lê đôi mach.
Cẩn thận với kẻ nào không còn gì để mất.
Khi gặp một nhiệm vụ khó khăn, con hãy hành động như không thể nào bị thất bại.
Đừng giao du quá rộng. Phải học cách trả lời không một cách lễ phép và dứt khoát.
Đừng mong chờ cuộc đời đối xử sòng phẳng với con.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ.
Cẩn thận về đồ đạc, quần áo: Nếu định sắm thứ gì trên năm năm thì phải cố gắng sắm thứ tốt nhất có thể được..
Con hãy mạnh dạn trong cuộc sống.
Khi nhìn lại quãng đường đã qua, hãy tiếc những điều chưa làm được, chứ đừng tiếc những điều đã làm xong.
Đừng quan tâm đến bè nhóm. Những ý tưởng mới mẻ, cao thượng và có tác động đến cuộc sống luôn luôn là ý tưởng của những cá nhân biết làm việc.
Khi gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe, hãy nhờ ít nhất ba vị thầy thuốc khác nhau xem xét.
Đừng tập thói trì hoãn công việc. Làm ngay những gì cần làm đúng lúc phải làm.
Đừng sợ phải nói “tôi không biết”
Đừng sợ phải nói “xin lỗi, tôi rất tiếc…”
Hãy ghi sẵn những điều con muốn nói trong đời và thường xuyên tìm cơ hội có thể được để thực hiện.
Hãy gọi điện cho mẹ con.

Sunday 15 October 2006

Một bài thơ hay!

Bài thơ dưới đây của Trần Vàng Sao - một người Huế - được viết trong những ngày tháng gian khó của cuộc kháng chiến chống Mỹ cách đây 40 năm (chính xác là năm 1967), thật giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm của một người yêu nước.  Nhớ hồi học cấp 3 thỉnh thoảng mình cũng trích dẫn một số câu từ bài thơ này trong các bài làm văn. Image  Đến giờ đọc lại vẫn thấy hay! Về sau mình có tìm hiểu thêm, thì thấy cuộc đời về sau của nhà thơ cũng thật lắm gian nan. Các bạn có thể tham khảo bài này trên báo Tuổi Trẻ Online: Chuyện "Một người yêu nước mình"

Bài thơ của người yêu nước mình
Trần Vàng Sao

Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông mía trắng bên sông
mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé
Tôi yêu đất nước này như thế
Mỗi buổi mai
bầy chim sẻ ngoài sân
gió mát và trong
đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng
Tôi vẫn sống
vẫn ăn
vẫn thở
như mọi người
đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
một vết bìm khô trên mặt đá
không có ai chia tay
cũng nhớ một tiếng còi tàu

Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
năm nay ngoài năm mươi tuổi
chồng chết đã mười mấy năm
thủa tôi mới đọc được i tờ
mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
nước sông gạo chợ
nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
sống qua ngày nên phải nghiến răng
cũng không vui nên mẹ ít khi cười
những buổi trưa buổi tối
ngồi một mình hay khóc
vẫn thở dài mà không nói ra
thương con không cha
hẩm hiu côi cút
tôi yêu đất nước này xót xa
mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng
thương tôi nên ở goá nuôi tôi
những đứa con nhà giàu hàng ngày chửi bới
chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi
ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới
thắp ba cây hương
với mấy cái bông hải đường
mẹ tôi khóc thút thít
cầu cha tôi phù hộ tôi nên người
con nó còn nhỏ dại
trí chưa khôn chân chưa vững bước đi
tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng
tôi yêu đất nước này cay đắng
những đêm dài thắp đuốc đi đêm
quen thân rồi không ai còn nhớ tên
dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng
áo mồ hôi những buổi chợ về
đời cúi thấp
giành từng lon gạo mốc
từng cọng rau, hột muối
vui sao khi còn bữa đói bữa no
mẹ thương con nên cách trở sông đò
hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
đêm nào mẹ cũng khóc
đêm nào mẹ cũng khấn thầm
mong con khôn lớn cất mặt với đời
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu mẹ tôi áo rách
chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu

Tôi bước đi
mưa mỗi lúc một to
sao hôm nay lòng thấy chật
như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc
con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
chim đậu trên cành chim không hót
khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
không ai cười không tiếng hát trẻ con
đá đất cỏ cây ơi
lòng vẫn thương mẹ nhớ cha
ăn quán nằm cầu
hai hàng nước mắt chảy ra
mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi
ngày mai mua may bán đắt
tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế
như yêu cây cỏ trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
thủa tóc kẹp gái ngoan học trò
áo trắng và chùm hoa phượng đỏ
trong bước chân chim sẻ
ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
hay nói chuyện huyên thuyên
chuyện trên trời dưới đất rất lạ
chuyện bông hoa mọc một mình trên đá
cứ hay cười mà không biết có người buồn
sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn
khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
ngó cây cam cây cải
thương mẹ già như chuối ba hương
em chưa buồn
vì chưa rách áo
tôi yêu đất nước này rau cháo
bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
áo đứt nút qua cầu gió bay
tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan
tôi yêu đất nước này lầm than
mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
ăn rau rìu rau có rau trai
nuôi lớn người từ ngày mở đất
bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng

Tôi đi hết một ngày
gặp toàn người lạ
chưa ai biết chưa ai quen
không biết tuổi không biết tên
cùng sống chung trên đất
cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
cùng có chung tên gọi Việt Nam
mang vết thương chảy máu ngoài tim
cùng nhức nhối với người chết oan ức
đấm ngực giận hờn tức tối
cùng anh em cất cao tiếng nói
bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
bữa ăn nào cũng phải được no
mùa lạnh phải có áo ấm
được nói cười hát ca yêu đương không ai cấm
được thờ cúng những người mình tôn kính
hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định

Tôi trở về căn nhà nhỏ
đèn thắp ngọn lù mù
gió thổi trong lá cây xào xạc
vườn đêm thơm mát
bát canh rau dền có ớt chìa vôi
bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc
mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử
đất nước hôm nay đã thấm hồn người
ve sắp kêu mùa hạ
nên không còn mấy thu
đất nước này còn chua xót
nên trông ngày thống nhất
cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
lòng vui hôm nay không thấy chật
tôi yêu đất nước này chân thật
như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
và yêu tôi đã biết làm người
cứ trông đất nước mình thống nhất

19/12/1967

Thursday 12 October 2006

Một chút tĩnh tâm...

Đã lâu lắm rồi mình mới có một chút thời gian tĩnh tâm để nhìn nhận lại tất cả mọi việc đã qua trong 3 năm vừa rồi.  Học theo bác Bình Thánh Gióng với lý thuyết Năm Củ Hành nổi tiếng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của công ty tin học hàng đầu Việt Nam, mình cũng sẽ viết theo 5 điều mà mình coi là quan trọng nhất của cuộc sống. Áp dụng cả lý thuyết của ông bạn thân Nash trong bộ phim A Beautiful Mind, mục đích của mình là sự cân bằng (Equilibrium) của cả 5 yếu tố cơ bản này.

1. Gia đình 

Hôm nay là ngày em gái vừa về nhà sau một thời gian ra nước ngoài sống cùng bố mẹ.  Vậy là cân bằng, hai cụ chăm sóc nhau ở nước ngoài, 2 anh em "bảo ban" nhau.  Nói chung thì đứa em cũng được cái là chăm chỉ, ngoan ngoãn, chịu khó nên mình cũng yên tâm. Có điều là nó cũng chưa được tiếp xúc nhiều đến xã hội, chỉ chơi với đám bạn bè cũng hiền lành và cả nhà cũng không nói nhiều với nó về những điều ngoắt ngoéo của cuộc sống. Mình cũng hơi lo khi nó chuẩn bị tốt nghiệp và đi làm. Mà cũng chả sao, đi làm mấy tháng là nó sẽ trưởng thành ngay thôi. Với tính cách như vậy, nó thi được vào một ngân hàng hoặc văn phòng nào đó là ổn thỏa.  Nhưng nghĩ kỹ lại thì chính ra nó cũng cá tính phết. Bằng chứng là rất hay bật lại ông anh nó. Image Hơn nữa, vừa rồi trong kỳ thi cái gì mà Young Leader của FPT nó cũng đã vượt lên hàng trăm người khác để lọt vào danh sách cuối cùng để đào tạo nên thế hệ lãnh đạo mới của công ty tin học được coi là, và tự nhận là hàng đầu Việt Nam. Chuyện công ăn việc làm thì cứ từ từ, trước tiên phải hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trường Đại học trước đã, em nhé!

Cô con gái rượu về nước, 2 cụ nhà mình lại phải sống với nhau, dù trong một biệt thự có bể bơi rộng hơn ở nhà rất nhiều. Mình hiểu các cụ cũng chỉ mong hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, để rồi về Việt Nam thực hiện 2 ước mơ. Một là thỉnh thoảng nấu canh hến, cuốn chả lá lốt và om một hũ trám đen là những món Tuấn thích nhất. Hai là xây một ngôi nhà ở một vùng đồi núi nào đó, sớm hôm cuốc đất trồng cây, chăm hoa, thả cá, thỉnh thoảng Tuấn đánh xe lên đón về chơi Thủ đô. Image Nhưng cũng phải 2 năm nữa các cụ mới về hẳn được, trừ khi tình hình bản địa có những diễn biến phức tạp như chiến tranh chẳng hạn.

Ngẫm nghĩ lại kể ra mình cũng thương các cụ. Khoảng 5 năm gần đây, tính ra thời gian cả nhà sống cùng với nhau có lẽ không được một vài tháng. Mình thì cứ đi suốt suốt, sang Nhật học, rồi lại sang Nhật làm việc,  sang Tây Á, tìm kiếm cơ hội ở Đà Nẵng,  lang thang ở Lào, Thái Lan, rồi gần chục tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, chả có mấy khi sống cùng bố mẹ.  Thôi thì cũng tâm niệm rằng cuộc sống đó cho mình gặp gỡ đủ thể loại người, giúp mình hiểu được nhân tình thế thái (phần nào thôi),  cũng như bao nhiêu là trải nghiệm.

2. Sức khỏe

Thật dở là giờ đây mình không còn duy trì được thói quen tập thể thao nữa. Lúc nào cũng lôi một lý do dễ được tặc lưỡi tha thứ là quá bận rộn với công việc. Không! Mình không thể tha thứ cho lý do đó được. Image Nhưng phải sắp xếp thế nào đây? Làm gì có thời gian trống nữa!!! Hay là quay lại lịch như hồi ở Đè Néng sáng 4h30 dậy chạy một vòng 4 km dọc bờ sông Hàn lộng gió? Ở Hà Nội thì sẽ thay bằng 2 vòng quanh hồ Bảy Mẫu chăng?Image Dậy sớm nghe chừng hơi khó nhưng nhất định kể từ tháng 11 sẽ đi tập lại Judo ít nhất 1 tuần 2 buổi chiều. (Comment của Tuấn: Ê thằng kia, sao mày không đi tập ngay từ hôm nay hoặc ngày mai đi? Mày nói tháng 11 thì chắc chắn đến tháng 11 lại lần lữa đến tháng 12. Mà tháng 11 năm nào hả? Image)

Thế đã đành, nhưng điều còn tệ hại hơn nữa là dạo này mình hút thuốc lá hơi bị nhiều. Có lẽ đi tập thể thao thì sẽ giảm hẳn được chăng? Trước mắt thì ngày mai phấn đấu chỉ đốt dưới 5 điếu thôi. Image

3. Công việc và học hành

Có vô số điều phức tạp và nhức đầu. Nhưng nói chung là không có gì đáng phàn nàn.

4. Kinh tế

Hiện tại thì vẫn đang tự tin là hoàn toàn sống và tiêu xài được bằng tiền mình làm ra. Sau này thế nào thì chưa biết.  Image

5. Chuyện tình cảm


Mình vẫn luôn luôn tự tin vào khả năng lập kế hoạch, đánh giá tổng thể, cũng như thực hiện được các kế hoạch đó, cho cả công việc và cá nhân. Một anh sếp cũ đã nhận xét là mình thiên về chiến lược (strategical) hơn là chiến thuật (tactical). Khoe tí là chả thế mà dù mình đã rời công ty cũ 1 năm nhưng những gì trước đây mình đánh giá về thị trường và khách hàng thì sau thì mọi diễn biến gần như chính xác dù ban đầu chỉ có rất ít lãnh đạo đồng ý với các nhận định đó. Kế hoạch cá nhân cũng vậy, tất cả những gì mình đang thực hiện đều đúng như các đường đi nước bước mà chính mình vạch ra. Chỉ có một điều mà mình không bao giờ thể lập plan được: Tình cảm. Làm sao mà mình biết trước được là sẽ gặp và quen biết em trong một hoàn cảnh ngẫu nhiên đến như vậy? Rất có thể em sẽ vào đọc entry này.  Nếu vậy, anh chỉ muốn nói một cách đơn giản là: ... 

À, điều đó thì anh đã nói với em rồi và chỉ em và anh biết mà thôi, em đồng ý không nào?Image

Thursday 5 October 2006

River of Nine Dragons



<An interesting essay by an English-Japanese couple, originally published in The Japan Times>

River of Nine Dragons
Rice rats and romance on the 'River of Nine Dragons'

By HUGH and MIDORI PAXTON
The rusty boat farts, coughs and chugs slowly along the narrow river channel, a skinny boy perched on its prow shouting directions back to the captain (who does almost as much farting and coughing as his geriatric craft). There's the slop and slosh of oily water round my boots. Three rice rats are busy in the bilges.

On each side of the smooth, coffee-brown water, exuberant subequatorial vegetation leans out, at times forming a tunnel that smothers the sunlight.

Doomed monologue
This is what I wanted. The Mekong Delta. Romance. Adventure. But as we progress, I note dismally that my guide is diligently confirming all the Mekong Delta boat trip tips that I gleaned during research in Saigon; the man, like many a Mekong guide, is a thoroughly seasoned pain in the rear end.

Instead of offering any remotely interesting information, he's maintained a doomed monologue regarding his unrelenting financial and family problems for well over two hours, and if there were still crocodiles in this part of the delta I'd have thrown him overboard after 10 minutes.

Unfortunately there aren't.

Estuarine crocodiles still cruise the coastal mangroves -- and if you want a bit of peace, these immense, potentially lethal reptiles remain a guide-besieged tourist's best friend -- but irritatingly in most of the delta they are gone.

Chuck this guy into the Mekong and he'd just doggy-paddle after the boat listing the high costs of dry cleaning his clothes. Or the little runt would drown and I'd end up joining Gary Glitter's "gang" in a prison cell (not an enticing prospect).

So I forget the guide! Tune out the persistent quacking! I just take in the view.

Some view! This is just how a Vietnam boat trip should look. A perfect location shoot for "Apocalypse Now II" or, God forbid, another crummy "Rambo" movie.

Jungle. Muddied waters. The swirl of huge catfish in the tangled mangrove roots.

Adventure!

The Mekong River is one of the big ones, and like other Southeast Asian giants its source lies in yeti country -- the high plateau of Tibet.

Breakup and dissolution

Snowmelt heads first into China, then reorganizes its itinerary to take in the sights of Indochina. It flows between Laos and Myanmar, then crosses Laos and serves a second turn at border demarcation, this time between Laos and Thailand. It then checks out Cambodia before rounding off its grand tour in Vietnam, where it splinters into countless channels before emptying into the South China Sea. The Vietnamese name for this final breakup and dissolution is Song Cuu Long, which translates as "River of Nine Dragons."

Strictly speaking, given the number of channels that snake through the mangroves, it ought to be called the "River of Innumerable and Constantly Changing Dragons."

En route from Tibet, the Mekong accumulates a tremendous quantity of silt, that it leaves behind in the form of the Mekong Delta. The Mekong is advancing into the South China Sea at a rate of 80 meters per year, making it one of world's largest deltas. And, thanks to the river silt, one of the most fertile areas on earth.

This is Vietnam's "rice basket." Over half is under cultivation, and the paddies not only feed the domestic population (with the help of the Red River Delta in the north) but also provide the country with a significant export crop. Thailand still remains the world's largest exporter of rice, but Vietnam is now, despite decades of incompetent communist administration and moronic agricultural collectivization, number two.

This may change. The Vietnamese, some experts warn, are overdoing the fertilizers, pesticides and paddy-building, and are overtaxing the productive capacity of the land.

Killing snakes for meat or traditional Chinese medicine isn't helping either. My three fellow travelers, the rice rats, are reproducing at an alarming rate. Their chief opposition, snakes, are declining at an equally alarming rate.

But for the time being at least, rice remains omnipresent. While the rice paddies glow green and the water buffalo and laboring women in their conical "mushroom" hats are picturesque, it is the wilder bits of the delta that are the most interesting to explore.

Vietnam's had a rough time of it, ecologically speaking. Almost the entire country was once engulfed in forest, but for several thousand years humanity has been working hard to stop that sort of nonsense.

Despite the onslaught of machetes, chain saws, Agent Orange, population growth, pesticides and so on, the country nonetheless still routinely throws up surprises. Scientists discover new species on a regular basis, and there are still a few tigers, wild elephants, forest ox, leopards and bears.

But you need a proper guide to find them. Not some wheedling extortionist like the one I hired.

And your best bet is to look for them near the Laotian border. Not in the Mekong Delta. The wildlife here is mainly under water, in the air, or on the run.

Or -- I should have known it -- in a restaurant owned by -- but who else? -- a friend of my guide.

We hit Dragon Island. Nice enough. Makes an effort to interest its visitors by showing them how to brew (and buy) banana wine and make honey and candy. Exhibits different and rather exciting locally grown tropical fruits.

Stuffed into cages
But stuffed into cramped cages are a python, a monitor lizard, a huge freshwater turtle and some cobras. All prey on rice rats.

"This a zoo?" I inquire. "If so, it sucks."

"No," answers my guide. "You eat them. I get you good price. The Taiwanese they pay more because they are Chinese. You are American!"

"British," I correct him sternly.

"You can pay in pounds!"

Timing is important when planning a delta excursion. At the height of the dry season many of the smaller channels and canals are so shallow that access by boat is impossible. During the rains, which start in May, the Mekong rises. Thanks to rampant deforestation in Cambodia, recent years have witnessed flooding, submerged roads, mass evacuations and hundreds of fatalities. The upside to the deluge is that boat travel is easy.

Not much consolation to the seasonal refugees, admittedly.

But first and foremost, this column advises that no matter what time of year you plan your delta exploration, you hire a guide. Hopping on the boat when his back is turned, bribing the captain to clear off ASAP, and marooning the monster on Dragon Island will make the rest of your trip so very, very enjoyable.

Source: http://search.japantimes.co.jp/cgi-...20060402hm.html

Sunday 1 October 2006

Sách sắp xuất bản



"Một quan điểm sinh thái học về lịch sử - Văn minh Nhật Bản trong bối cảnh thế giới"



Lời giới thiệu


Dành cho độc giả Việt Nam

Tokyo, tháng Tám 2006


Kenichi Ohno


Diễn đàn Phát triển Việt Nam/GRIPS



Khi nghiên cứu lịch sử hiện đại Nhật Bản, chắc chắn câu hỏi then chốt đối với một nhà nghiên cứu sẽ là: Tại sao Nhật Bản, một quốc gia vào đầu thế kỷ 19 dường như rất lạc hậu xét trên mọi khía cạnh, lại có thể thành công một cách nhanh chóng và ngoạn mục như vậy trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hơn tất cả các nước đang phát triển không thuộc phương Tây?



Sau hơn hai thế kỷ thi hành chính sách đóng cửa với nước ngoài, Nhật Bản bắt đầu mở lại các hải cảng cho giao thương với phương Tây vào năm 1854. Dù bị sức ép của toàn cầu hóa và chủ nghĩa thực dân, Nhật Bản không chỉ tránh khỏi bị phương Tây xâm lược mà còn tiếp thu được công nghệ mới, xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại và, đến đầu thế kỷ 20, đã vượt qua Vương quốc Anh để trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Nhật Bản chỉ mất nửa thế kỷ để đạt được kỳ tích này và gia nhập nhóm Big Five, nhóm nước quyền lực nhất vào thập niên 1920. Cần phải nhắc lại rằng điều này được thực hiện hơn một thế kỷ trước, khi không hề có những khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành để trợ giúp cho các nước kém phát triển. Tất cả chi phí, bao gồm những mức lương cao dành cho cố vấn nước ngoài và giáo viên, đều do người Nhật chi trả.



Gần đây hơn, nước Nhật lại làm cho cả thế giới ngạc nhiên với sự phát triển thần kỳ trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau khi bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn vào năm 1945, nước Nhật đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào khoảng năm 1970. Dù sau đó có những bước thăng trầm trong môi trường kinh doanh, nước Nhật vẫn luôn duy trì được vị thế của một quốc gia hàng đầu về công nghệ cao. Các sản phẩm của Nhật như ô tô, xe máy và đồ điện tử gia dụng vẫn nổi tiếng toàn cầu về chất lượng cao.



Một câu hỏi có liên quan là, tại sao nước Nhật là quốc gia duy nhất ở Đông Á từng đi xâm chiếm các nước khác và xây dựng các thuộc địa riêng ở thế kỷ trước, trong khi các nước khác trong vùng, kể cả Việt Nam, lại thuộc về phía bị xâm lược và thực dân hóa? Rõ ràng là chủ nghĩa bành trướng quân phiệt Nhật đạt đỉnh điểm vào thập niên 1930 và 1940 phải có gì đó liên hệ chặt chẽ với khả năng kinh tế vượt trội của nó.



Việt Nam cũng là một thành viên trong vùng Đông Á có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản. Đất nước này có địa hình kéo dài và đường bờ biển dài. Gạo và cá là thức ăn chính. Mật độ dân cư cao. Cộng đồng làng xã đóng một vai trò quan trọng tạo nên bản sắc quốc gia. Phật giáo và ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong văn hóa. Nhân dân thì nổi tiếng lao động chăm chỉ và ham mê kiến thức. Nhưng lịch sử hiện đại của Việt Nam lại rất khác so với Nhật Bản. Việt Nam trở thành thuộc địa vào năm 1887 và đã phải chiến đấu trong một chiến đấu kéo dài và cam go để dành lại độc lập khỏi người Pháp và người Mỹ. Việt Nam mới chỉ mở cửa nền kinh tế với phương Tây gần đây, vào đầu thập niên 1990, và bắt đầu nâng cấp công nghệ và các ngành với sự giúp đỡ của Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các nhà tài trợ khác. Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Nhưng không thể phủ nhận rằng hiện tại Việt Nam đang cách xa Nhật Bản về mức thu nhập cũng như về công nghệ. Tại sao hai nước chúng ta lại có những bước đi lịch sử khác nhau đến như vậy dù điểm khởi đầu dường như tương tự nhau? Phải chăng đó là do vận may, hoặc có những lý do nào đó sâu sắc hơn?



Có lẽ những câu hỏi này là quá lớn đối với những người phải bận rộn với cuộc sống hàng ngày hoặc những viên chức luôn phải thực thi những nhiệm vụ ngắn hạn. Nhưng khía cạnh lịch sử to lớn đôi khi lại có ích và rất cần thiết khi một người mong muốn chỉ ra định hướng của đất nước cho những thế hệ kế tiếp. Khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, nên chăng cần dừng lại một chút và lắng nghe lời lẽ của các học giả có sự quan tâm rộng hơn. Tôi tin rằng những ý tưởng của Tiến sỹ Tadao Umesao không chỉ thú vị ở góc độ học thuật mà còn khơi gợi cho việc trả lời những câu hỏi lớn như chúng ta đặt ra ở trên. Lý thuyết của ông được trình bày rõ ràng trong cuốn sách và không cần thiết phải nhắc lại ở đây. Tôi thành thật hy vọng rằng độc giả Việt Nam sẽ mở rộng tầm nhìn khi tiếp xúc với nhãn quan về thế giới độc đáo, kỳ thú nhưng giàu sức thuyết phục của Tiến sỹ Umesao.


Dự án dịch cuốn sách của Tiến sỹ Umesao sang tiếng Việt do Nguyễn Đức Thành, một sinh viên Tiến sỹ của tôi tại Học Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Gia (National Graduate Institute for Policy Studies – GRIPS) ở Tokyo, đề xuất. Hàng năm, trong buổi lên lớp đầu tiên khóa học về Phát triển Kinh tế Nhật Bản, tôi đều thảo luận quan điểm về thế giới của TS. Umesao với vai trò là kiến thức nền tảng hữu dụng nhất trong việc tìm hiểu những thành tựu của Nhật Bản từ thời Edo đến thời Heisei (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 21). Nguyễn Đức Thành rất ấn tượng với quan điểm này và mong muốn chia sẻ với mọi người ở đất nước anh. ABCD cũng tham gia vào nhóm dự án. Cả bản tiếng Anh và bản tiếng Nhật đều được tham khảo vào đối chiếu, trong đó bản tiếng Anh được lấy làm bản gốc để chuyển ngữ. Giáo sư Nguyễn Văn Kim (trường Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà nghiên cứu Nhật Bản hàng đầu ở Việt Nam, đã kiểm tra toàn bộ bản dịch với bản gốc một cách nghiêm túc về sự chính xác của nội dung và thuật ngữ. Ông cũng đã viết thư trực tiếp cho TS. Umesao để đảm bảo chất lượng của bản dịch.


Với sự kính trọng cao nhất, tôi xin được gửi lời cám ơn TS. Umesao đã cho phép chuyển ngữ công trình lớn của ông sang tiếng Việt, GS. Kim với sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời, và hai dịch giả vì nỗ lực và niềm mê say của họ. Tôi cũng biết ơn trường Đại học GRIPS nơi tôi làm việc, đã hỗ trợ tài chính cho bản dịch.



Bạn sẽ mua cuốn sách này chứ?




Mua ít nhất 3 cuốn

1


Mua 2 cuốn

1


Mua 1 cuốn

2





Sign in to vote

Ẩm thực Hà Nội - Sợ cũng phải ăn (Dương Phương Vinh 2002)



Dương Phương Vinh

Ẩm thực Hà Thành: sợ cũng phải ăn!


Ăn bẩn ăn thỉu

Chuyện phở từ một cuộc thi phở tôi kể trong số báo TPCN 40 kết bằng chi tiết người đàn ông ngoại quốc nọ ăn phở bò xong còn mắng được kẻ bất đồng ngôn ngữ khiếm nhã bằng thành ngữ bò "Trông thì như bò đội nón mà còn nói người ta"- có người quen gặp bảo "bịa, làm gì có chuyện hay thế". Vậy kể thêm chuyện này: tại phố Mai Hắc Ðế, một bà Pháp nhiệt tình với tô sủi cảo xong, quay ra nhận xét "hơi bị ngon đấy", rồi nhìn quanh quất một tí, tỉnh rụi tiếp "Và bẩn".

Ðọc lại cuốn "Trở lại thiên đường" của Elia Kazan từng dịch ở Sài Gòn trước 1975- mới tái bản- thì biết rằng, thập kỉ 70 khái niệm "sạch" đã được dùng đại trà: "Suốt đời bạn, hãy dùng loại thuốc lá sạch Zephyr". Người Hà Nội thanh lịch có tiếng, khó tính có tiếng, có vẻ đã quen chịu đựng - "khuất mắt trông coi" là câu ưa thích của các chị làm ở công sở hay rủ nhau đi ăn trưa.

Phố Hàng Ðiếu, mạn gần chợ Hàng Da có quán lươn đông khách. Các va-ri-ăng lươn: miến nước miến xào, nộm, chả lươn...Tôi thỉnh thoảng vẫn đáo qua, cho đến một ngày lạc ra phía sau những cái bàn. Trên lối hẹp la liệt chậu nhựa rách mép rách thành, cáu hết cả lên, đựng nguyên liệu đã chế biến. Nhà vệ sinh ngay đó toả mùi nồng nàn, và người có nhu cầu qua lại không cách nào khác là giầy dép cao chân bước qua những chậu này. Thấy hết thèm ăn bèn hỏi lòng rằng họ làm ăn phát tài, cũng xơi những thứ ấy vào bụng y thực khách mà sao không chịu khó tươm tất một tí lấy hứng, còn cả một đời bán chác trước mặt cơ mà.

Nổi tiếng "chợ nhà giàu" ở Hà Nội có chợ Hàng Bè, chợ Hôm- các hàng thức ăn chín: gà luộc, thịt quay...tử tế lắm thì kê được miếng kính nhỏ trước mặt, còn chẳng che đậy gì. Tôi mua thịt bê tươi ở hàng quen hẳn hoi mà mỗi lần dặn chị bán hàng nhớ rửa thịt rồi lau bằng giấy mềm xong hẵng thái, vẫn bị nhìn như người hành tinh khác. Ra đường chị em ưa trang bị ninja sợ hỏng làn da châu Á nhưng lại "mo phú" (bất cần) tống đủ thứ linh tinh vào miệng. Ðợt kiểm tra mới nhất Viện Dinh dưỡng công bố 37% tay nhung của người bán thức ăn tại 5 quận nội thành bị nhiễm khuẩn E.Coli trầm trọng!

Mít, dưa hấu, đu đủ linh tinh đó bổ sẵn bày sát miệng cống của đường phố bụi bặm, không ai nỡ phủ lên mảnh polyester, sạch sẽ mà miếng ăn trông cũng mọng hơn. Người bán nom nhễ nhại, hài hoà với cảnh quan, chờ có người rà xe lại mới vội xua xua mấy chú ruồi đang đậu.

Ăn bẩn sống lâu, sống chết có số, chỉ cần khuất mắt, thậm chí không thèm khuất mắt, ngang nhiên ván bài lật ngửa. Hàng bánh đa cua cuối phố Trần Hưng Ðạo chỉ là đại biểu, hai xô nước "thau" cả chồng hàng trăm chiếc bát, nước tráng cũng óng ánh như gạch cua! Anh chị nọ vừa ăn vừa nhìn, anh cau mày còn chị bảo không sao đâu, có khăn ẩm lau qua sạch hết. Muốn được như ý có mà "đi sang châu Âu".

Một người đàn ông châu Âu, bạn của Việt kiều nghệ sĩ Thuỷ Ea Sola nói, ông biết rõ đồ ăn thức uống Hà Nội không đạt tiêu chuẩn, kể cả những hàng sang nhất, nhưng là người quan trọng của tổ chức "Thầy thuốc không biên giới", ông có độ chấp nhận cao. Mục đích lớn làm quên đi khó chịu nhỏ, nhỏ như việc ăn bẩn ăn thỉu, ăn độc ăn hại vào người đe doạ tính mạng vì độ miễn dịch không thể như tôi, bạn và nói chung tuyệt đại bộ phận dân ta. Thống kê 10 tháng đầu năm cũng của Viện Dinh dưỡng: cả nước có trên 4000 ca ngộ độc, không dưới 10 loại rau củ luôn bảo quản bằng hoá chất, đó là bọn cam quít Móng Cái, hồng ngâm, súp lơ, cà chua, rau cải, rau ngót, rau muống, dưa chuột. Cứ trông nõn nường mà ham nhé.

Trong một truyện ngắn "dã man" tên là Làn nước dịu dàng, nhà văn Lê Minh Khuê tung những chi tiết rùng rợn, người ta "làm sạch" và chế biến lòng lợn ra sao. "Cái thùng đựng tiết lợn nhà chị Cả không bao giờ rửa. Tiết làm tiết canh để riêng. Tiết nhồi lòng để trong thùng to. Có hôm giở đến thùng đựng tiết, thằng Thịnh hoảng hồn thấy con chuột nhắt đang cố bơi trong nước tiết mà không ra được. Chị Cả vớt con chuột khỏi thùng tiết, thả cho nó chạy. Chị không bao giờ giết chuột giết kiến. Rổ lòng vừa luộc xong có "cống kễnh" đã trèo lên thành rổ. Có hôm chị Cả phải phang vào lưng con chuột to đùng để giành lại miếng gan luộc..." Nhiều chi tiết độc và dậy mùi hơn, không tiện thuật trong bài ăn uống. "Dã man vừa vừa" là câu tôi bị ông cậu ruột mắng cho "Nó biết mình thích ăn lòng lợn mà còn đưa truyện đọc" (Cũng biết sợ, cũng bị câu chữ tác động cơ đấy).


Mất tiền vẫn bị "lừ".
Ði đến một vùng đất mới, ẩm thực không gì khác chính là văn hoá, và đi chợ là một động thái du lịch- thú vui không cạn bao giờ. Ði công tác xa không chỉ tự khám phá tâm hồn ăn uống mà còn ghẹo người bán, cho vui và thêm ngon miệng. Vào Nam thắc mắc "Chúng tôi xứ lạnh phải ăn béo, trong này cớ gì tương lắm mỡ thế" "Bây giờ ăn phở ngọt thế này lát nữa uống cà phê sẽ mặn phải không". Ðến miền Trung ngăn "bàn tay đẫm ớt" kẻo "giết da"... Ðổi lại, không ít lần nghe dân ngoại tỉnh phàn nàn, về Thủ đô thật hãi sợ, sao mà lắm người đanh đá thế!

Ðanh đá đến như hàng "phở quát", "chân gà- cháo chửi" Lý Quốc Sư là cùng chứ gì? Tuy vậy đã có lần "nàng chủ" bị dẫn bàn, cứng họng trước một "anh Chí xơi cháo" - diễn viên Xuân Bắc ("Núi ở đáy sông"). Chưa kịp xỏ được anh thì đã bị cướp cái, rất ngoa và duyên làm khách được phen khoái chí!

Dãy quán ốc, cá, gà đường Thuỵ Khuê ven hồ Tây gần trường Chu Văn An nhiều tên hay đáo để: Bến My Lăng, Vọng Ba Lâu, An Khanh, Tầm Dương (tức tìm anh chủ quán tên Dương)...cảnh trí đẹp lại trung tâm nhưng cũng vì điều đó mà người ăn tha hồ trả giá. Ăn xong hàng nọ lại cạch, lại thề đổi sang hàng khác. Ðồ ăn chưa ngon là một nhẽ, rất nhiều hàng ở đây nướng hi vọng vào khách sảy chân. Khách nói muốn ốc mít, nhà hàng thề sống thề chết mít thật chứ không phải "nhồi lon" (tức ốc nhồi non, nhỏ). Sa chân vào thì biết không như thế, và nhiều thứ nữa. Khách lầm bầm vài câu rồi đành thôi.
Tại sao người Hà Nội lại khó khăn như vậy trong việc chiều đãi khách? Lừa được là lừa; không lấy sự phục vụ, hành nghề làm vui mà cứ mang khuôn mặt bất đắc chí "sinh bất phùng thời" (đây chỉ làm tạm việc này còn hồi sau sẽ biết tay nhau); và "lừ" người lạ nộp tiền vào túi mình như thể bị họ làm phiền, đến nỗi "chán lắm rồi"! Trung Quốc, một xã hội được tổ chức rất tốt thế mà có đi mới biết vào nhà hàng lớn vẫn thường được ăn bát sứt, tiếp viên đặt "kịch" đĩa thức ăn và "sưng vù như ong đốt" khi bị yêu cầu thay nọ đổi kia, thêm dấm thêm ớt. Mỗi lần như thế lại có tiếng chép miệng "Sao giống Việt Nam quá", cụ thể là giống Hà Nội quá.

Tất nhiên đâu phải muôn nẻo "băm sáu" đều vậy nhưng thật nguy là ấn tượng có lúc đã trở nên nặng nề. Không hiếm chợ Hà Nội mang danh "chợ Bóp", ngõ ẩm thực Cấm Chỉ có nghĩa cấm ngặt. Bạn tôi ở Cali về, kêu mất điểm với người yêu là dân Sài Gòn lần đầu thăm đất Thánh. Số là họ ăn cơm và gọi đĩa nhỏ trứng gà non ở gần quán bún ốc bà Sáu phố Mai Hắc Ðế- đáng giá 30.000 đ, bị hô gấp 5, có lẽ vì nom khách hoành tráng lại không nói tiếng Bắc. Chuyện bé tí, ở đâu cũng gặp nhưng vẫn chán chứ.

Dù gì vẫn không ngăn được thú đi ăn hàng, và kinh nghiệm đầy thoả hiệp của tôi là khi không thể cải tạo thế giới, hãy chấp nhận nó. Không kì vọng nhiều dù địa chỉ nổi nhất. Phố Hàng Mành có nhà hàng thuộc loại điểm du lịch, chúng tôi đưa bạn ở xa tới ăn. Ðến tiết mục nước uống, bạn tôi kêu nước dừa tươi nạo nhỏ cùi. "Nguyên tắc của bọn em là không nạo mà để nguyên" -anh bồi trẻ thông báo. Bạn tôi chuyên làm thuê cho Công Ty nước ngoài, không "thoáng" được như chúng tôi, bèn gọi viên quản lý người nước ngoài. Trong khi anh này rối rít xin lỗi thì anh kia bĩu môi xong quay sang nốt tôi "Còn chị uống gì?" "Ðã thế thì đây cũng nạo"- tôi cười phá, trêu hơn là đòi. Thấy vẻ xuề xoà của chúng tôi, bạn chê "các người bao năm bị đô hộ giờ chỉ có cơm ăn áo mặc là đã thoả mãn lắm, bị đối xử thế nào cũng chịu, mất tiền mà dại". Xua bạn thôi thôi kẻo người ta nghe thấy lại "nêm" nước bọt vào canh ngao; và lát sau thanh toán thản nhiên nhận xét "Canh bọt ngon thế" làm cậu kia cứ ngớ ra còn mình thì được trận vui.

Khoái khẩu rồi thì hay ngó nghiêng. Ði ăn phở ở phố cũ có lúc gặng chuyện nhà chủ "Sao bác không bán luôn nước chè và kẹo cao su, để khách khỏi sang hàng bên cạnh- Trong Nam người ta còn miễn phí trà đá cho khách cơ." "Chúng tôi làm được có gì khó đâu, nhưng cũng phải để hàng xóm sống với chứ". Ẩm thực và những "hệ luỵ" của nó- đúng như thế- chính là văn hoá, và văn hoá- nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, "là biết xấu hổ".

(Tiền Phong Chủ Nhật số 46, 2002)

Dã sử vỉa hè - hay là câu chuyện về cái Tháp Rùa



''Theo cuốn Từ điển Địa danh Lịch sử Văn hoá Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin 1998), trang 1107, tháp Rùa không có giá trị gì về mặt kiến trúc và lịch sử''.


''Tháp Rùa ấy à? Nếu nói nghiêm túc thì nên đập béng nó đi''. Một anh bạn hoạ sĩ trẻ và cũng là tay chơi đồ cổ bảo tôi thế. Cái ý nghĩ đập tháp rùa, kể đã có mấy chục năm, truyền mấy thế hệ. Lạ thật.


Tôi thử gọi với tổng đài 1088 xem ý kiến dư luận thế nào. Anh nhân viên tổng đài tra tài liệu, nói: ''Nguyên ông Bá Kim chánh tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, Hà Nội, theo Thiên chúa nên thuê người xây tháp kiểu nhà thờ, định đưa di hài bố ông ta ra chôn, vì cho rằng chỗ ấy vương phát anh ạ. Việc bại lộ, không thành''. 1088 nhận định giá trị tháp Rùa thế nào? Anh nhân viên tổng đài: ''Theo cuốn Từ điển Địa danh Lịch sử Văn hoá Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin 1998), trang 1107, tháp Rùa không có giá trị gì về mặt kiến trúc và lịch sử''.


Nếu tháp Rùa đúng thế thật thì tốn phí bao nhiêu là tranh ảnh nhạc và thơ.


Tôi xin ý kiến của một người viết nhiều về Hà Nội, nhà văn Băng Sơn. Ông nói: ''Tháp Rùa ấy à?! Phá đi cũng không được, xây thêm cũng không xong đâu. Quen mắt rồi. Nhạc với thơ nhiều rồi. Thử tưởng tượng bây giờ hồ Gươm không có tháp Rùa thì thiên hạ sẽ thế nào? Nhưng mà, nói thật nhé, nhìn kỹ thì xấu lắm. Chả thế 40 năm trước nhà văn Chu Hà đã phát biểu nên đập nó đi''.


Nhà văn nói với tôi bằng tinh thần ''nói thật nhá'', tâm sự ấy mà, chứ đập với đánh gì nữa: ''Đảo Ngọc ít nhất cũng nổi danh từ thời Trần, đến nhà Lê làm cung Thụy Khánh, bây giờ là đền Ngọc Sơn. Lịch sử như thế! Chứ chỗ tháp Rùa ấy mà, ngày xưa chỉ là cái gò hoang. Cuối thế kỷ 19 Bá Kim mới dựng tháp lên chứ lâu la gì. Dựng lên để chôn bố, thế thôi. Lịch sử và ý nghĩa, có thấm tháp gì''. Im lặng một lúc. Từ đầy dây bên kia truyền thêm một câu điện tín: ''Nước mình nhiều cái cũng đau lòng ra phết''.


''Ông trời cũng không xác định được chính xác tháng năm nào dựng tháp Rùa'' - ông Nguyễn Vinh Phúc - người được gọi là ''nhà Hà Nội học'' nói như thế.


Theo lệ, những cái có giá trị ở ta thường kèm một vật, ấy là bia đá. ông Bá Kim tuy giàu sang lừng danh đấy, tôi không dám chắc ông phải là một trong số những nguyên mẫu làm nên Số đỏ của Vũ Trọng Phụng không, nhưng điều chắc chắn là ông không dám để lại chữ trên đá. Ông được thực dân cấp phép xây dựng tháp, nhưng bia thì hẵng đợi đấy, còn xem lòng dân nữa. Ông ta đã hiểu rõ như thế.


''Có lẽ tháp Rùa được làm khoảng trong những năm 1883-1888. Từ những năm 1888 thấy nhiều ảnh chụp hồ Gươm, tháp Rùa - ông Nguyễn Vinh Phúc đoán như vậy.


''Chúng ta thấy tượng vua Lê, đúng là ông vua Việt Nam, nhưng lại đứng trên cái cột Hy Lạp. Tượng dựng cùng thời với tháp đấy, cũng trong quần thể hồ Gươm. Điều đó nói với chúng ta rằng, bắt đầu thời điểm Âu hoá, người bản địa và người Pháp cố gắng kết hợp hai nền kiến trúc với nhau trong các công trình mới'', ông Nguyễn Vinh Phúc nói tiếp. ''Thử nghiệm này là thất bại. Mặc dù tháp nằm giữa trung tâm đất nước nhưng cho đến nay, chả nơi nào bắt chước làm tháp Rùa''.


Văn hoá Đông - Tây rất cần được hợp lưu. Nhưng cuộc tao ngộ đã không diễn ra dưới hình thức một Festival. Những lắp ghép gượng gạo, đôi khi vô cùng kệch cỡm, tràn ngập khắp nơi, vẫn nhắc người ta rằng cuộc sống và tình yêu không thể sản sinh từ trấn áp, kèm theo những lời tự tán dương.


Những suy nghĩ tản mạn về tháp Rùa không phải tự than nó và tự cái vị trí nó nằm. Nó đã mọc lên giữa một nơi mà người ta mến, người ta kính. Cái mến cái kính ấy vốn cũng là cái bâng quơ, man mác.


Giáo sư Trần Quốc Vượng rất thích hai câu thơ cổ cảm tác Hồ Gươm: Lý Trần thiên tải phồn hoa địa! Lưu tại hồ đầu nhất dạng thu/ Còn lại một bên hồ một dáng thu.''Mùa thu Hà Nội đẹp lắm!'' - dây điện thoại như rung theo tiếng cảm thán của Giáo sư Trần Quốc Vượng.


''Nhất trản chung phù địa nghĩa là một gò đất nổi trong chén. Cụ nghè Vũ Tông Phan viết như thế đấy - Giáo sư Trần Quốc Vượng - xưa làm gì có tháp. Đấy là chỗ rùa lên nằm phơi nắng''. Cái cảnh rùa, cảnh thu như thế, đúng là ''nay còn đâu''?. Ngàn vàng mua được vài toà nhà cá mập thôi.


''Hồi tôi đang trong chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nội, có ý kiến bảo đập cái tháp Rùa đi, xây tượng vua Lê cầm gươm chỉ xuống nước. Tôi với Nguyễn Tuân gạt đi'' - Giáo sư Trần Quốc Vượng kể. Thay tháp bằng một công trình minh hoạ cụ thể như thế thì chả còn chỗ cho óc tưởng tượng nữa.


Thế là tháp Rùa còn đến bây giờ. Giáo sư Trần Quốc Vượng: ''Tháp Rùa giờ đã thành cái gì của con người mất rồi! Đi vào nhạc vào thơ mất rồi ông ạ!''. Giáo sư bảo thêm: ''Dù sao nó cũng đánh dấu một cái gì đó của lúc giao thời giữa văn hoá Việt Nam và Văn hoá Pháp. Tôi không đồng ý việc đập tháp''.


Thần thiêng nên bộ hạ cũng được thiêng theo. Cái u u minh minh, cái dở dở dang dang, nó cũng như sương sớm hồ Gươm bàng bạc có lẽ còn che đỡ cho tháp Rùa nằm trong mùa thu, nằm trong sự tôn kính của người Việt Nam.


Chứ ''nói chẻ hoe ra'', chùa Một Cột có dời lên Sóc Sơn thì người người đến tham quan vẫn thế, không khéo còn đông hơn, chứ tháp Rùa mà đem đặt trong cái ao cá các cụ đâu bên Đông Anh thôi, chắc chắn chả nhiếp ảnh gia nào tìm đến làm gì, với mô-típ ''nhà nổi'' sao bằng chụp đảo Ngọc, chùa Thầy.


Một bậc đàn anh của tôi, biết tôi viết bài về đề tài này, bảo: Có nên viết không? Viết lên đăng lên rồi chẳng giải quyết được gì. Viết làm gì?''. Không chỉ bài này, mà hầu hết những bài viết khác, tôi cũng ngẫm nghĩ như thế: ''Viết làm gì''. Viết để làm gì? Nghĩ về một hư danh ký sinh trong hồ Gươm, trong lòng người để làm gì nhỉ? Đúng là tôi cũng không biết.



Lúc tháp Rùa mới xuất hiện trong hồ Gươm, nó không được chiêm ngưỡng như bây giờ. Bá Kim thế lực, chơi với nhà cầm quyền. Phá tháp Rùa không dễ. Giáo sư Trần Quốc Vượng: ''Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người đã rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào lên vứt đi đâu không ai biết''. Ông Băng Sơn có một câu chuyện khác: ''Hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi đã hoàn thành công việc, lẻn quay trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ rồi''. Ông Nguyễn Vinh Phúc cân nhắc hơn: ''Tôi không dám khẳng định cốt trên gò còn không, nhưng theo dư luận nhân dân thì người Hà Nội đã đào vứt đi ngay. Nhưng đấy là dư luận''. Anh Bảo, một nghệ sĩ sống ở Hàng Đào cũng từng bảo tôi: ''Tôi nghe bố tôi kể, sau đêm cải táng bố Bá Kim, sáng hôm sau cốt đã bị đào đi mất tích''.


Câu chuyện phá cốt nhà Bá Kim trên gò Rùa là như thế. Một câu chuyện rất hay của người Hà Nội. Cái lá thuốc đắp lên vết thương.


Bây giờ tháp Rùa đã trở thành cái gì đó trang nghiêm bất khả xâm phạm ngay cả với người biết rõ chân tướng của nó. Còn câu chuyện phá cốt Bá Kim lại như một thứ dã sử vỉa hè. Bằng sự từng trải của mình, bậc đàn anh của tôi không hứng thú lắm với câu chuyện tháp Rùa. Anh nói đúng. Tôi cũng biết thế. Nhưng tôi vẫn thích những anh chàng thợ xây vô danh đêm đó, họ có thật, trong lòng người. Tôi thích họ, và tôi thích nghe lại những câu chuyện dã sử bên vỉa hè lịch sử, trong những quán nước chè.


(Theo Tiền Phong)