Monday 27 November 2006

Bài thơ học năm 6 tuổi

Hôm nay khai giảng chính thức lớp Cao học, anh bỗng nhớ lại bài thơ học trong ngày cuối cùng ở lớp 1 trước khi lên lớp 2 cách đây 20 năm. Đây là một trong số rất ít những bài thơ được đưa vào SGK làm anh thực sự xúc động. Xin chép lên đây để nhớ về một thời thánh thiện mà chắc sau này khó có lại được Image
"Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào ở lại

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân yêu
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên

Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước"

Thursday 23 November 2006

Việt Nam là trung tâm của vũ trụ?



Từ điển Wikipedia viết:
"Âm dương (tiếng Anh: yin yang, tiếng Trung: 陰陽) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương."

"Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
  • không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
  • trong âm có dương, trong dương có âm"
Nào, anh em hãy giở bản đồ Việt Nam ra hoặc hình dung trong đầu cũng được, thử thực hiện một động tác nhỏ sau: Lấy Hội An làm tâm, dùng compa vẽ một hình tròn có bán kính bằng khoảng cách từ Hội An - địa đầu Hà Giang (hoặc từ Hội An - Đất mũi Cà Mau). Như thế, đất nước hình chữ S của chúng ta uốn lượn chia hình tròn vừa vẽ thành 2 nửa: Phần bên trái là Đất (mang tính DƯƠNG),  Phần bên phải là Biển (mang tính ÂM). Tuy nhiên, ở nửa góc trên bên phải có Đảo Hải Nam mang tính Dương (trong Âm có Dương - gọi là THIẾU ÂM), ở nửa góc dưới bên trái có Biển Hồ Tonlesap ở Cambodia - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (trong Dương có Âm - gọi là THIẾU DƯƠNG). 
==> Thú vị chưa?

Monday 20 November 2006

Cambodia - The good, the bad and the ugly



Cambodia – Nói gì về đất nước láng giềng này nhỉ? Phải chăng nên bắt đầu từ cái tên? Đó cũng đã là một câu chuyện thú vị. Hình như số phận của mỗi quốc gia đều vận vào từ những câu chuyện truyền thuyết. Những gì được sử sách viết lại thông thường đều bị điều chỉnh theo các cách mà thế lực cầm quyền ở thời đại muốn nó phải thế. Nhưng huyền sử dân gian thì không lưu lại như vậy. Những câu chuyện dân gian đôi lúc có vẻ hoang đường, phi hiện thực nhưng qua hàng ngàn năm, nếu không phải là hơn, nó phản ánh được những điều sâu thẳm nhất mà dân tộc đó gửi gắm, truyền lại cho đời sau với mong muốn con cháu họ không được quên. Truyền thuyết về sự ra đời của Cambodia gợi đến số phận của đất nước này. Đó là số phận của một nền văn hóa đã từng vô cùng rực rỡ trong lịch sử, nhưng lại phải hứng chịu sự giằng xé của những thế lực nước ngoài có sức mạnh chiến đấu lớn hơn nhiều. Huyền sử kể rằng, có thanh niên người nước ngoài (cụ thể là một người Ấn Độ theo đạo Bà La Môn) tên Kaundinya vào một ngày nọ, đang phiêu du trên một con thuyền tới một xứ sở có nhiều kênh rạch, sông ngòi thì có một nàng công chúa đến chào. Nàng vốn là con gái của vị vua rồng trị vì xứ sở này. Tất nhiên là đang đi thuyền dạo mát trên sông mà gặp phải một con rồng đến đong đưa, mà nhất là rồng cái Image  thì chẳng thú vị quái gì nên chàng trai người Ấn mới rút một mũi tên ra bắn vào cô nàng một phát. Dè đâu, theo phong tục ở xứ này, như thế có nghĩa là một lời cầu hôn. Được một anh giai ngoại quốc xin cưới thì còn gì thích bằng, chị em mình nhỉ Image, thế là cô gái xấu xí nọ gật đầu cái rụp. Anh giai nọ tá hoảng, nhưng mũi tên đã bắn ra thì sao rút lại được. Vả lại đây là sân nhà của nàng, định giở bài quất ngựa truy phong thì chạy đâu cho thoát khỏi móng vuốt của ông già vợ (rồng mà!). Câu chuyện về sau này thì chắc anh em cũng đoán được.  Để làm của hồi môn cho đám cưới, ông bố vợ đã uống cạn nước trên xứ sở mình và trao cho Kaundinya cai quản. Từ đó, vương quốc được đặt tên là Kambuja.


Câu chuyện folklore trên được giải mã bằng mối quan hệ về tôn giáo, vương triều và truyền thống thành văn của đất nước Cambodia với tiểu lục địa Ấn Độ láng giềng. Ở đây nhiều đồng chí sẽ thắc mắc là Ấn Độ làm sao lại là láng giềng của Cambodia được. Còn cách nhau Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh cơ mà. Xin kính mời đồng chí đến Thư Viện Quốc Gia, địa chỉ 31 Tràng Thi (gần cái quán cà phê ca nhạc gì mình quên tên rồi, đâu như Thế Kỷ Mới gì đó ý), tầng 2, xem lại bản đồ Châu Á thời thế kỷ 12, 13 sẽ hình dung được vương quốc Angkor thời đó rộng lớn thế nào. 


Những gì người ta biết về Cambodia thời tiền sử là rất ít ỏi. Phần lớn vùng đất phía Đông – Nam từng là vùng vịnh mênh mông nước cạn bị ngẽn bởi phù sa từ các cửa sông Mekong, để lại một vùng đất bằng phẳng, phì nhiêu, cực kỳ thuận lợi cho nông nghiệp. Người ta đã tìm được di chỉ về những cư dân sống trong hang đá ở vùng Tây Bắc đất nước. Một số bình gốm có niên đại carbon 4200 năm cũng đã được tìm thấy, nhưng thật khó nói về một mối liên quan trực tiếp nào đó giữa người đã làm ra những chiếc bình đó với người Khmer hiện đại. Thư tịch cổ Trung Quốc ghi lại rằng người Cambodia là “xấu xí” và “da ngăm đen” và gần như ở trần. Nhưng chớ nên tin nhiều vào những tài liệu của các vương triều Trung Hoa ngày xưa đã mang sẵn tư tưởng bành trướng coi các dân tộc lân bang không ra gì. Chỗ này em nhà quê cẩn thận phải bôi đậm chữ “các vương triều Trung Hoa ngày xưa”, chứ không phải ngày nay, để khỏi ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao tốt đẹp của hai nước và chú nào pro-China khỏi ném đá hội nghị. Thử giở ra xem dân tộc Việt Nam ta bị đám thư lại Tàu viết như thế nào. Một tài liệu thường được trích dẫn là Thủy Kinh Chú viết (được cho là) về người Việt cổ: “Theo Chu Lễ, ở phía Nam có tám giống Man, xăm trán, giao ngón chân, có giống không ăn ngũ cốc”. Vậy đấy!


Kể tiếp câu chuyện lịch sử Cambodia. Những trang lịch sử thành văn của Cambodia có thể tóm tắt lại bằng tựa đề bộ phim cao bồi Viễn Tây nổi tiếng với anh kép chính Clint Eastwood “The good, the bad and the ugly”. Trước hết là “The good”. Đó là thời kỳ rực rõ của đế quốc Angkor không có đối thủ ở vùng Đông Nam Á trong 4 thế kỷ, từ năm 802 khi Vua Jayavarman II huyền thoại tuyên bố độc lập khỏi vương quốc Java, lập nên Đế chế Khmer Angkor. Đỉnh cao của nền văn minh này chính là các khu đền Angkor Wat (khởi công năm 1112), Angkor Thom (1181) mà sự hoành tráng của chúng có lẽ không bàn phím nào tả xiết! Sau đó là “The bad”, kể từ thế kỷ 13, khi đế quốc Angkor bị các dân tộc xung quanh dần chiếm phần lớn lãnh thổ. Thế kỷ 20 đánh dấu “The ugly” – bắt đầu bằng việc xứ sở này – giống như các nước Đông Dương khác – bị thực dân Pháp xâm lược. Một chi tiết nhỏ, trong 70 năm khai hóa văn minh, người Pháp chỉ lập nên 1 trường trung học duy nhất cho toàn bộ đất nước, và không có bất kỳ một trường Đại học nào! Nhưng sự kiện tồi tệ nhất không phải đến từ người Pháp mà từ 2 người Cambodia trở về sau khi du học ở Pháp có tên là Pol Pot và Ieng Sary. Không ai có thể biết được trong vòng 3 năm, 8 tháng và 21 ngày những người này và các chiến hữu đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết từ tra tấn, nhục hình, kiệt quệ vì đói, bệnh tật,… cho bao nhiêu đồng bào của họ. 3 triệu? 1 triệu? Không ai có thể biết chính xác, dù một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Yale cho biết con số đó là khoảng 2 triệu. Nghĩa là hơn ¼ dân số đất nước này tại thời điểm năm 1979! Lúc đó hầu hết cả thế giới không biết điều gì đang xảy ra tại xứ sở này.  Một số thì biết rõ, vì họ chính là người đã dựng nên the-so-called Nhà nước Cambodia Dân Chủ, hay Khmer Đỏ - cái tên do một người có tên là Norodom Sihanouk gọi chế độ đó – nhưng đó là điều họ mong muốn. Người dân Cambodia thì quá yếu đuối không biết phải làm gì, chỉ có thể đón đợi những cái chết từ từ nếu không phải ngay tức khắc đến với mình và gia đình. Tất cả, chỉ trừ người Việt Nam…


  

Sunday 19 November 2006

News from Cambodia



Báo Cambodia đăng tin về chuyến thăm hữu nghị không chính thức Cambodia của đoàn đại biểu nông dân Việt Nam! Image
Toàn văn bài báo như sau:

PHNOM PENH - Vietnamese Chief Farming Officer TuanBNA accomplished most of his goals on his tour of HCM City, Phnom Penh and Angkor Wat to discover some cheap commodities such as Lexus, Mercedes S550 and Aston Vanquish.

Tuan, accompanied by Fisherman of State Nghia and Minister of Porter Tien Linh wrapped up his tour after holding talks with Cambodian King Hashimino on Sunday and has succeeded in gaining consent that Hanoi, Phnom Penh will abrogate the visa fee by the end of the year 2006 in order to facilitate Vietnamese gamblers to go to Cambodia for playing pokers.

Responding to the invitation of PM Hen Sun, the Vietnamese Delegation also visited Angkor Wat - one of 7 modern wonders of the world. "It's incredible! It may takes half of my properties to build such a great villa!", said Nghia excitedly, while Linh concentrated on fried crickets - the traditional chip of the Khmer people.

At the end of the tour, the 3 proletarian farmers realized that it's not illegal in possessing and handling guns in the country of Hu Tieu Nam Vang.

Tuesday 7 November 2006

Rượu nếp



Hihi. Cám ơn Mai-chan biết mình thích món rượu nếp đã mua cho mình trong lúc không có nhiều tiền và chẳng nhân dịp gì cả. Ngon thật là ngon! Image

今日、マイちゃんが俺の大好きのもち米入れ酒を買ってくれて、嬉しかった。メッチャ美味しかった!
マイちゃん、有難うね!(^_^!)

Monday 6 November 2006

Sunday 5 November 2006

Tản mạn về Judoka



Đó chắc chắn là một trong những bức hình đẹp nhất về Inoue Kosei, vào thời khắc anh đánh bại Nicholas Gills - judoka người Canada bằng đòn sở trường Uchi-mata sau 31 giây thi đấu trong trận chung kết Judo hạng 100kg tại Olympic Sydney 2000.  Một chiếc HCV Olympic - nếu so về mặt chuyên môn thì cũng ngang ngửa với những chức vô địch mà anh giành được ở các giải VĐTG (3 lần liên tiếp 1999, 2001, 2003), VĐ tuyệt đối toàn Nhật Bản (3 lần liên tiếp 2001, 2002, 2003), VĐ hạng cân 100kg toàn Nhật Bản (2000, 2001, 2004) và chắc chắn là không thể bằng chức Vô địch Cúp Jigoro Kano năm 2005 - một giải đấu của các nhà VĐTG mọi hạng cân. Nhưng hình ảnh về anh gây ấn tượng nhất đối với tôi không phải là những cú ra đòn Uchimata hay Ouchi gari nhanh khủng khiếp mà là thái độ của anh trước thất bại tại Athens 2004. Năm đó, anh được trao trọng trách là đội trưởng của toàn bộ các đội tuyển thể thao Nhật Bản tham gia đấu trường lớn nhất hành tinh, kèm theo là kỳ vọng của cả đất nước Nhật Bản vào chức vô địch hạng 100kg. Không phải là hy vọng mà gần như ai cũng tin rằng chiếc HCV đã nắm chắc trong tay judoka huyền thoại đương đại này trong thời điểm anh đang ở đỉnh cao phong độ. Vậy mà anh đã thất bại. Anh đã thua ở cả trận tứ kết và trận tranh giải ...4. Một thất bại khiến người Nhật không thể tin được. Dù tại giải này đội tuyển Nhật đã hoàn toàn áp đảo với 8 HCV + 2 HCB/14 bộ HC nhưng họ đã cực kỳ sốc khi nghe tin đứa con cưng của mình chỉ dành vị trí thứ 5. Những tưởng judoka 5 đẳng Kodokan (đẳng cấp cao nhất của Judo hiện đại) sinh năm 1978 này sẽ khó có thể đứng vững tiếp ở đỉnh cao sau sự kiện Athens này. Tuy nhiên, anh đã trả lời, chỉ 1 năm sau đó, bằng chức Vô địch giải Jigoro Kano vô cùng khắc nghiệt... Một kết cục hoàn hảo trước khi anh rời khỏi đấu trường chuyên nghiệp để tiếp tục sự nghiệp học hành (anh đang làm luận văn Tiến Sĩ ngành Tâm Lý Học trường ĐH Tokai).

Lại chuyện về một judoka khác. Trận chung kết Judo toàn Saint Peterburg tại nước Nga năm 1970. Một chàng Sinh viên Khoa Luật gặp ĐKVĐ Châu Âu. Anh SV chiếm ưu thế rõ ràng bằng các đòn đáng ra phải được điểm Yuko. Nhưng các trọng tài không nghĩ thế. Người ta không thể chấp nhận một nhà VĐ Châu Âu thúc thủ trước một gã vô danh. Chàng SV không đoạt được chức Vô địch thành phố 25 năm sau đã trở thành người đứng đầu nước Cộng hòa Liên Bang Nga. Còn nhà vô địch nọ, thật không may, lại lãnh trọn cả băng đạn của các Bratva có liên hệ với Mafia giữa đường phố sau những trận chiến giành lãnh địa làm ăn.

Chợt liên tưởng đến các judoka Việt Nam. Sau những thành công tại đấu trường châu lục và khu vực, Cao Ngọc Phương Trinh trở về làm HLV, nhưng lại vướng vào chuyện sân si và phải chịu đôi điều tiếng thị phi của người đời. Nguyễn Linh Sơn, Văn Ngọc Tú, Lê Việt Dũng và nhiều người khác thường xuyên phải vật lộn với những chấn thương dai dẳng khắp người và với nền tảng kiến thức, kỹ năng của một VĐV thể thao, họ không dễ nhảy ra đua tranh với đời nếu không làm việc gì liên quan đến Judo. Dù sao, vẫn hơn một vài VĐV Judo đã giải nghệ mà tôi quen biết, người làm bảo vệ, người làm lái xe,... nói chung phần lớn anh em không phải thuộc loại có thể đua tranh với đời được. VĐV như thế, còn Liên Đoàn Judo Việt Nam cũng không làm được gì nhiều cho anh em VĐV mà chỉ lo đấu đá nhau là giỏi.

Đối với cá nhân mình, Judo là một môn thể thao tuyệt vời. Nhưng chỉ là để xem thi đấu và tập luyện nghiệp dư thôi. Không nên (và cũng không thể) trở thành Judoka chuyên nghiệp ở Việt Nam! Image