Monday 27 April 2009

Vụ kiện mở đường cho luật chơi về cạnh tranh

Vụ kiện mở đường cho luật chơi về cạnh tranh

Vụ kiện giữa Jetstar và Vinapco là vụ kiện đầu tiên được Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia đưa ra giải quyết về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật Cạnh tranh.
Máy bay của hãng hàng không Jetstar.
 
Kết quả là Vinapco đã bị phạt 3 tỉ đồng vì vi phạm và kèm theo đó, Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia đã chấp thuận ý kiến của Jetstar kiến nghị với các cơ quan liên quan để tách Vinapco khỏi Vietnam Airlines.

Từ một vụ kiện mới và lạ

Vụ kiện phát sinh từ việc Vinapco ngưng cung cấp xăng cho các máy bay của Jetstar vào ngày 1/4/2008 dẫn đến hậu quả hàng loạt máy bay của Jetstar phải “nằm sân” còn hành khách của Jetstar thì phải “nằm vạ nằm vật” tại các sân bay do hoãn, hủy chuyến.

Vụ án này lạ bởi phương thức giải quyết và hệ quả từ vụ kiện. Đây là một tranh chấp thương mại và có thể giải quyết bằng nhiều cách thức. Cách truyền thống là kiện ra tòa để giải quyết theo hợp đồng mua bán xăng giữa hai bên.

Tuy nhiên, nếu khởi kiện bằng một vụ án kinh tế thông thường, khả năng thắng lợi của Jetstar là không chắc chắn vì Vinapco cũng có lý khi Jetstar vẫn còn nợ tiền mua xăng của Vinapco. Hơn nữa, để chứng minh thiệt hại từ việc hủy chuyến bay, từ sự thiệt hại về uy tín... là điều rất khó đối với Jetstar.

Điều quan trọng là nếu đi theo hướng tranh chấp hợp đồng thông thường, ngay cả khi Jetstar thắng kiện, nguyên nhân căn bản của vụ tranh chấp vẫn còn: Jetstar sẽ vẫn phải mua xăng của Vinapco vì Vinapco vẫn độc quyền bán xăng tại các sân bay.

Vì vậy, kiện tại Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh là một chọn lựa thông minh. Vinapco sẽ chứng minh thế nào khi mà từ trước đến nay, chỉ có Vinapco một mình một chợ bán xăng tại các sân bay Việt Nam.

Vị trí độc quyền của Vinapco là khá rõ ràng. Hơn nữa, Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia còn có thể xóa bỏ vị thế độc quyền của Vinapco trong việc phân phối xăng tại các sân bay khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường này.

Phân tích kết quả vụ kiện trên, ta nhận thấy rằng thiệt hại của Vinapco không chỉ là số tiền phạt 3 tỉ đồng mà quan trọng là khả năng bị tách ra khỏi “bầu sữa” Vietnam Airlines và phải tự đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong tương lai.

Phán quyết này đánh thẳng vào vị thế độc quyền của Vinapco - nguyên nhân sâu xa dẫn đến tranh chấp. Đấy mới là thiệt hại to lớn nhất mà Vinapco phải gánh chịu từ vụ kiện.

Nhưng với Jetstar, thắng lợi không được tính bằng 3 tỉ đồng mà Vinapco bị phạt (vì số tiền này sẽ nộp cho Nhà nước chứ Jetstar không hưởng được đồng nào) mà là phá được thế độc quyền của Vinapco trong việc cung cấp xăng cho máy bay.

Khi Vinapco không có được độc quyền nữa, Jetstar sẽ có cơ hội chọn nhà cung cấp xăng cho mình, chứ không còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào Vinapco theo kiểu “không có xăng thì đố máy bay bay được”.

Suy rộng hơn, thị trường phân phối xăng cho máy bay đã được mở ra cho các doanh nghiệp tiềm năng muốn thâm nhập thị trường này. Hành khách cũng có quyền hy vọng giá vé sẽ giảm khi mà giá xăng giảm do sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Đến khả năng bảo vệ doanh nghiệp nhỏ trong cạnh tranh

Đã có thời kỳ khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp nghĩ ngay đến việc nhờ sự can thiệp của cơ quan công an. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại và dân chủ, quyền hạn của cơ quan công an khi can thiệp vào các tranh chấp dân sự (trong đó có tranh chấp thương mại) là rất hạn chế. Doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu tòa án xét xử tranh chấp của mình. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại tòa án khá cứng và mất thời gian.

Gần đây, với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, doanh nghiệp đã biết thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp của mình tại trung tâm trọng tài hoặc trọng tài vụ việc do các bên tự lập nên. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp trên đây đều có thể áp dụng cho từng hoàn cảnh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, qua vụ kiện giữa Jetstar và Vinapco, doanh nghiệp nhận ra một cách thức giải quyết tranh chấp mới: kiện tại Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh. Mặc dù cách thức kiện này là khá mới ở Việt Nam nhưng nó có thể giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mà các cách giải quyết tranh chấp khác không đạt được.

Đã có lần chúng ta nghe nhắc đến tranh chấp giữa hãng bia T với một đại lý độc quyền C khi hãng bia T ngăn cản đại lý C bán bia của một hãng khác. Hãng bia T đã thắng cả trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm do hãng bia T, căn theo hợp đồng đại lý độc quyền đã ký, chứng minh được đại lý đã vi phạm nghĩa vụ “độc quyền” - chỉ được quyền bán bia của hãng T.

Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ Luật Cạnh tranh, hợp đồng đại lý độc quyền đã ngăn cản sự thâm nhập thị trường của một hãng bia khác. Người tiêu dùng, mặc dù rất muốn uống bia của hãng bia mới này nhưng vẫn phải dùng bia của hãng T vì không còn chọn lựa nào khác.

Hợp đồng đại lý độc quyền đã hạn chế quyền tự do chọn lựa hàng hóa/dịch vụ của người tiêu dùng. Do vậy, nếu vụ tranh chấp được giải quyết theo Luật Cạnh tranh, chưa thể khẳng định được khả năng thắng lợi của hãng bia T khi mà hợp đồng đại lý độc quyền có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Quay trở lại vụ Jetstar - Vinapco, kết quả vụ kiện này mở ra một tiền lệ cho việc giải quyết các tranh chấp về cạnh tranh và chống độc quyền. Hơn nữa, nó thức tỉnh nhận thức của doanh nghiệp về một công cụ pháp luật mới để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm chống lại các doanh nghiệp độc quyền, nhất là trong giai đoạn thâm nhập vào thị trường.

Đây có thể là công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp nhỏ trong quá trình kinh doanh nếu doanh nghiệp nhận biết và sử dụng được biện pháp tự vệ này. Hơn nữa, các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền nhóm sẽ phải cẩn thận hơn trong hoạt động kinh doanh của mình để tránh bị kiện theo Luật Cạnh tranh.

Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ có cơ hội chọn lựa các hàng hóa, dịch vụ tốt với giá hợp lý là kết quả từ quá trình cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp.

Theo Trần Thanh Tùng
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Sunday 26 April 2009

To big to fail

[Tham khảo về cạnh tranh và chống độc quyền]

Quá lớn để "không" thể sụp đổ. 

Với tỉ số 51-1, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật chống độc quyền The Sherman Act ngày 8 tháng Tư năm 1890 - đạo luật có tên của Thượng Nghị Sĩ John Sherman, thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Ohio, và là Chủ Tich Ủy Ban Tài Chánh của Thượng Viện. Sau đó đạo luật này được thông qua với tỉ số tuyệt đối bởi Hạ Viện ngày 20 tháng 6 với con số 242 phiếu thuận và 0 phiếu chống. Và cuối cùng nó được ký ngày 2 tháng Bẩy, 1890 và trở thành luật bởi Tổng Thống Benjamin Harrison. 

Chính sách "Quá lớn để có thể bị sụp đổ" hay "Too big to fail" là một ý tưởng về quản lý kinh tế thị trường theo đó thì những công ty thật lớn và có nhiều liên kết dịch vụ thương mại thì không thể để bị sụp đổ hay "Too big to [let] fail." Ý tưởng này tạo ra một khuyến khích ngầm bảo rằng các công ty thật lớn có thể làm những chuyên nguy hiểm đến sự sống còn của công ty và cũng sẽ được chính phủ cứu giúp. Và từ này: "Quá lớn để có thể bị xụp đổ" được dùng rộng lớn ra khi nói đến chính sách của chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp bất kỳ nào công ty trong tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay. Điều nàu nẩy ra một sự quan tâm về một ý tưởng "đạo đức nguy hiểm" trong công việc thương mại hằng ngày hiện nay. 

Hai hành động của chính quyền Hoa Kỳ nêu trên mặc dù cách biệt nhau hơn một trăm năm nhưng đã được đề cập đến trong một Ủy Ban Hỗn Hợp Kinh Tế trong tuần rồi. Theo các thành viên Quốc Hội trong Ủy Ban đã bàn cãi về thứ tự quan trọng để quyết định là một công ty như thế nào để có thể gọi là "Quá lớn để có thể bị sụp đổ." 

Các kinh tế gia nổi tiếng và chủ tịch của Ngân Hàng Trung Ường tại thành phố Kansas cũng đã bàn cãi là làm sao có thể kết luận là một công ty như American International Group - AIG đã có thể gọi là có đủ "lớn" chưa để giúp đỡ. Và họ muốn Quốc Hội cắt những công ty quá lớn thành nhiều công ty nhỏ để tránh Hoa Kỳ sẽ rơi vào tình trạng như hiện nay. Theo họ đạo luật chống độc quyền The Sherman Act có thể được dùng để cắt nhỏ những công ty Hoa Kỳ trong tương lai. 

Trở lại về tinh thần của đạo luật chống độc quyền The Sherman Act thì được dùng khi một công ty có âm mưu ngăn chặn hay kiềm chế bất hợp pháp những dich vụ về trao đổi mậu dịch kinh tế hay thương mại liên hệ đến những tiểu bang hay quốc tế. Đạo luật này không cho phép cá nhân hay công ty được quyền khống chế giữ độc quyền, tìm cách giữ độc quyền hay sẽ độc quyền quản lý, kiểm soát những dich vụ kinh tế, thương mại. Thế thì tại sao chính phủ Hoa Kỳ trong những tháng gần đây lại giúp đỡ các công ty "Quá lớn để có thể bị sụp đổ" này tiếp tục vững mạnh để trong tương lai sẽ khống chế các công ty nhỏ khác? 

Nhìn vào lịch sử thì đạo luật chống độc quyền chú trọng đến sự sát nhập giữa các công ty với nhau, phẩm chất của các sản phẩm sau khi sát nhập, hay độc quyền kiểm soát giá cả hay sản phẩm trên thị trường. Và chính sách của chính phủ Hoa Kỳ từ trước đến giờ dùng đạo luật này trong tình trạng kinh tế bình thường nhưng họ chưa bao giờ đối phó với một trường hợp đặc biệt như thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay. Họ không biết hậu quả sẽ ra sao khi đang giữa chừng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà áp dụng đạo luật chống độc quyền thì kết quả ra sao? Không ai lường được. 

Với đạo luật chống độc quyền The Sherman Act và Clayton Act đã có sẵn, dùng nó như một đạo luật khung, và nếu quốc hội Hoa Kỳ muốn làm cho luật lệ chặt chẽ hơn thì tương đối dễ dàng trong việc này. Theo họ thì mặc dù các công ty không độc quyền - như đòi hỏi trong đạo luật Sherman Act, nhưng nếu một khi công ty trở nên quá lớn - thí dụ trong kỹ nghệ tài chánh, thì quốc hội có thể nới rộng đạo luật Sherman Act ra bằng một đạo luật mới để phá nhỏ công ty tài chánh này. Đây là một điều tế nhị và luật pháp phải công bằng, quốc hội Hoa Kỳ phải định nghĩa là thế nào là quá lớn để có thể quyết định? Hay quá lớn nhưng nếu không ành hưởng mạnh đến kinh tế Hoa Kỳ nói chung thì có thể quyết định là quá lớn hay không? 

Chưa kể đến mặt khác của vấn đề là một công ty nếu được lớn thêm như thường thấy hằng ngày tại đời sống kinh tế Hoa Kỳ, bằng cách mua lại các công ty khác hay nhập chung với nhau, tạo ra những lợi điểm cho người tiêu thụ như nhiều dịch vụ tiện lợi mới, sản phẩm mới, giảm thiểu chờ đợi. Đây là một hình thức cổ điển mà các công ty muốn bành trướng. Thực tế là ai mà chẳng muốn mình giầu có và to lớn hơn một cách hợp pháp? Như vậy có phạm vào những điều khoản của đạo luật mới hay không? 

Với Ủy Ban Hỗn Hợp Kinh Tế và trong đó quốc hội hiện nay kiểm soát bởi đảng Dân Chủ với quyết tâm trừng phạt các ngân hàng tài chánh gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế kỳ này, họ cho rằng các ngân hàng thực sự giúp đõ mạnh mẽ cho kinh tế hằng ngày là các ngân hàng nhỏ và trung. Những dịch vụ của loại ngân hàng này thường ổn định và có tính chất đổi mới thường xuyên với khách hàng cho người dân Hoa Kỳ hơn là những ngân hàng to lớn liên quốc gia nhưng chứa nhiều rủi ro. 


Trong một nền kinh tế tư bản và cần thiết cho một xã hội dân chủ[*], thay đổi một chính sách quan trọng về kinh tế thường phải trả một giá mà không ai lường được. Một đạo luật mới có thể được ban ra trong đó sẽ có những bước thang mà theo đó một công ty có thể bị phá nhỏ ra làm nhiều phần. Không ai sẽ biết được điều gì sẽ xẩy ra tiếp nếu chúng ta chấp nhận những rủi ro mới. Kinh tế với những bựớc thang có thể sẽ thành công trong những thành phố nhỏ của những tiểu bang xa xôi hẻo lánh nhưng liệu nó sẽ thành công trong những thành phố có trung tâm kinh tế thương mại quan trọng bậc nhất trên thế giới như New York? Hay chúng ta tiếp tục chấp nhận là có những công ty quá lớn để có tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống chính trị của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. 

Không biết quyết định của quốc hội Hoa Kỳ sẽ ra sao nhưng trong đời sống kinh tế hiện nay, một công ty "Quá lớn để có thể bị xụp đổ" hay "Too big to fail" được định nghĩa là một công ty "Quá lớn để có thể quản trị nổi" hay "Quá lớn để có thể hiểu được" và nếu các ngân hàng không hiểu được và không quản trị được thì đây là điều rất nguy hiểm. Câu hỏi tiếp là liệu người dân Hoa Kỳ có muốn chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận những gì mà họ không hiểu được và quản lý được hay không? 

[*] Hoa Kỳ là môt quốc gia Cộng Hòa chứ không phải là Dân Chủ. Chúng ta có thể có một xã hội dân chủ nhưng trong một thể chế Cộng Hòa. 

Wednesday 15 April 2009

Europe Vacation 2009

Just come back