Saturday 30 December 2006

Nhân vật trong năm 2006 đối với tôi

Em gái kết nghĩa của tôi

... Làm anh khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Ai yêu "em gái"
Thì làm được thôi.

(SGK Tập đọc lớp 3 - NXB Giáo dục)

Tuesday 26 December 2006

Happy New Year (ABBA) - Vietnamese version

<Bản dịch của Gỗ Mun - một luật sư làm việc tại Sài Thành - khi chàng lang thang lưu lạc ở xứ Úc, post trên Thanh niên xa mẹ thời năm 2001>

Hạnh phúc năm mới

Hết xừ nó sâm banh rồi
Pháo hoa cũng tịt mít
Còn mỗi mình với nó
Chán vật!

Tiệc cũng tàn xừ nó rồi
Mới sáng ra giời xám ngoét
Thôi thì cứ mặc kệ hôm qua
Giờ mình với nó cứ gào cái đã

Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình.. hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Thỉnh thoảng mình lại nhìn thấy
Thế giới mới đi lại dũng cảm ra phết
Mình lại còn thấy nó ngoi lên trong đống tro của cuộc đời mình.. hè hè..
Ối giời, đàn ông toàn là lũ ngốc
Cứ tưởng là mình OK lắm đấy.. húc
Trông kìa, kéo lê cái quả chân đất sét
Lăng qua lăng quăng, vít

Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình..hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Ơ hơ, bây giờ tự nhiên mình thấy
Những quả mơ của mình lúc trước đều chết ngoẻo, chả còn đếch gì nữa.
Lại hết xừ nó một thập kỷ nữa
Mà mười năm nữa thì bố ai mà biết là cái gì chờ mình ở phía trước...hu hu

Thôi thì cứ nói: Hạnh phúc năm mới.
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình..hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Happy New Year - ABBA

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a wo
rld where every neighbour is a friend

Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Saturday 23 December 2006

We didn't start the fire!

<Sáng Noel đọc tin UN ra nghị quyết cấm vận kinh tế Iran. Dường như những chuyển động trong thời gian gần đây không cho thấy một điều gì tốt đẹp cho tình hình khu vực Trung Đông cả. Cách đây mấy tháng, trong thời gian sống ở Iran, khi tiếp xúc với một số tầng lớp người dân Tehran và Esfahan, nhất là giới doanh nghiệp, mình đã nhận thấy họ cũng đã chuẩn bị trước cho tình hình này. Thật thông cảm cho vị cựu giảng viên đại học Ahmadinejah - một con người rất thanh bạch, hai vợ chồng sống trong 1 căn hộ tập thể (mình đã đến khu nhà này) - dù là tổng thống nhưng ông chỉ là một giáo dân, không có vị thế lớn trong các quốc sách bằng Hội đồng giáo sỹ. Phương Tây đang trông chờ vào tỷ phú - cựu tổng thống Rafsharani, cũng là một trong những thành viên quan trọng nhất của Hội đồng giáo sỹ - sẽ nắm quyền để có những chính sách mềm dẻo hơn. Nếu không, Iran rất có khả năng sẽ được nhắc đến trong WE DIDN'T START THE FIRE Version 2. >


"We Didn't Start The Fire" by Billy Joel


Harry Truman, Doris Day, Red China, Johnnie Ray
South Pacific, Walter Winchell, Joe DiMaggio

Joe McCarthy, Richard Nixon, Studebaker, television
North Korea, South Korea, Marilyn Monroe

Rosenbergs, H-Bomb, Sugar Ray, Panmunjom
Brando, "The King and I", and "The Catcher in the Rye"

Eisenhower, vaccine, England's got a new queen
Marciano, Liberace, Santayana goodbye

CHORUS
We didn't start the fire
It was always burning
Since the world's been turning
We didn't start the fire
No we didn't light it
But we tried to fight it

Josef Stalin, Malenkov, Nasser and Prokofiev
Ro
ckefeller
, Campanella, Communist Bloc

Roy Cohn, Juan Peron, Toscanini, dacron
Dien Bien Phu and "Rock Around the Clock"

Einstein, James Dean, Brooklyn's got a winning team
Davy Crockett, "Peter Pan", Elvis Presley, Disneyland

Bardot, Budapest, Alabama, Khrushchev
Princess Grace, "Peyton Place", trouble in the Suez

CHORUS

Little Rock, Pasternak, Mickey Mantle, Kerouac
Sputnik, Chou En-Lai, "Bridge on the River Kwai"

Lebanon, Charles de Gaulle, California baseball
Starkweather, homicide, children of thalidomide

Buddy Holly, "Ben-Hur", space monkey, Mafia
hula hoops, Castro, Edsel is a no go

U2, Syngman Rhee, payola and Kennedy
Chubby Checker, "Psycho", Belgians in the Congo

CHORUS

Hemingway, Eichmann, "Stranger in a Strang
e Land"

Dylan, Berlin, Bay of Pigs Invasion

"Lawrence of Arabia", British Beatlemania Ole Miss, John Glenn, Liston beats Patterson

Pope Paul, Malcolm X, British politician sex
JFK, blown away, what else do I have to say

CHORUS

Birth control, Ho Chi Minh, Richard Nixon, back again
Moonshot, Woodstock, Watergate, punk rock
Begin, Reagan, Palestine, terror on the airline
Ayatollolah's in Iran, Russians in Afghanistan

"Wheel of Fortune" , Sally Ride, heavy metal, suicide Foreign debts, homeless vets, AIDS, Crack, Bernie Goetz
Hypodermics on the shores, China's under martial law
Rock and Roller Cola Wars, I can't take it anymore

CHORUS

We didn't start the fire
But when we are gone
Will it still burn on, and on, and on, and on...



Monday 11 December 2006

Nhịp cầu nối những bờ vui...



Như một thói quen, hôm nào anh cũng ăn sáng kèm theo 2 tờ nhật báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Sáng nay cũng vậy. Khi đọc được tin cây cầu bắc qua đoạn sông Mekong nối liền giữa 2 tỉnh Savannakhet (Lào) với Mukhdahan (Thái Lan) bằng nguồn vốn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật đã chính thức khánh thành ngày hôm qua, một cảm giác vui vui chợt đến với anh. Một năm rưỡi trước đây, trước mắt anh, cây cầu này mới chỉ hoàn thành được 70% khối lượng, và anh còn nhớ tấm biển giới thiệu nó còn ghi là sẽ khánh thành vào tháng 6/2006. Vậy là thực tế đã chậm mất nửa năm, nhưng dù sao nó cũng đã hoàn thành. Cây cầu này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy kinh tế của cả vùng miền Trung 3 nước Thái – Lào – Việt với con đường Xuyên Á hướng ra biển Đông đầy tiềm năng. Từ nay, dòng sông Mekong sẽ không còn là trở ngại cho bà con sống ở 2 tỉnh này nữa. Anh đã từng nếm trải cảnh chen chúc nhau trên những chuyến phà chật chội qua lại 2 bên trong ngày hội Bum (giống như ngày rằm quê ta, nhưng họ tổ chức khá hoành tráng, có đua ghe ngo, có hội chợ,...), cũng như cảnh bát nháo trên bến dưới thuyền, không khác gì bến phà Sông Lam cách đây 15 năm nơi một năm đôi lần mình trở về thăm quê. Anh cũng không thể quên được những đêm ngồi một mình ngay rìa sông lộng gió ở phần đất Sa vẳn, nhìn sang ánh đèn lấp loáng bên kia sông nơi quê hương của đương kim hoàng đế Thái Lan, trước mặt là chai bia Lào và con cá nướng muối mặn đặc sản sông Mekong để nghĩ về đất nước Lào anh em. Chỉ có mấy ngày ở Savannakhet mà sao anh thấy vùng đất này thật thân quen, cảnh vật cũng giống như thị xã Hà Tĩnh hay Đồng Hới, Tuy Hòa. Thú vị nhất là có thể nói tiếng Việt thoải con gà mái, vì hầu như ai ở đây cũng hiểu tiếng Việt. Cộng đồng người Việt ở đây chiếm chừng 10-15% dân số, chưa kể đến những anh em dân xây dựng, thủy lợi, giao thông sang đây làm dự án. Vẫn là thói quen của một kẻ lữ khách giang hồ, qua những câu chuyện dặm đường mịt mù bụi trên chiếc săm lọ (giống xe tuktuk hay xe lam) với chú cựu lính tình nguyện chiến trường Lào người gốc Huế, qua mấy đêm dốc cạn chai Beer Lao với anh Sơn – chủ khách sạn Mekong nơi anh trú ngụ, qua buổi dự giờ một lớp học ở trường tiểu học Hòa Bình do bà con mình lập nơi, anh đã hiểu thêm về những thăng trầm của cộng đồng người Việt trong nửa thế kỷ qua ở xứ sở Lanxane (Triệu Voi)...

... Lại chợt nhớ đến những câu thơ viết về quan hệ chị em Việt – Lào, từ những câu của lãnh tụ như:

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt – Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

Đến những câu thơ dân gian vui vui kiểu:

Một vợ thì nằm giường Lèo,

Hai vợ thì nằm chèo queo,

Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.Image

Chú thích ở đây là giường Lèo, tức là giường Lào, được làm từ những loại gỗ quý, ý nói ai mà chung thủy 1 vợ 1 chồng thì sẽ sung sướng, nhà cao, cửa rộng, blah blah...

Entry này xin tạm dừng ở đây, hẹn một dịp sẽ viết về 2 chủ đề, (1) Người Việt ở Lào, (2) Bia Lào (hihi, mình đặc biệt hứng thú với khoản Beerlao đấy!)Image

<Blog entry này dành tặng bố – một cựu binh chiến trường Xiêng Khoảng, Cánh đồng Chum – nhân ngày sinh nhật hôm nay Image>

Saturday 9 December 2006

Vài suy nghĩ nhỏ về phát triển kinh tế

Mùa hè đỏ lửa năm 2002 tôi đã sống gần 1 tháng ở vùng miền cao giáp ranh giữa huyện Mỹ Đức – Hà Tây (xã An Phú) và tỉnh Hòa Bình, nơi phần đông dân cư là đồng bào dân tộc Mường, và cũng là địa phương có thu nhập bình quân thuộc loại thấp nhất cả nước, khoảng trên dưới 1 triệu đồng/người/năm (theo số liệu bác Bí thư xã ủy cung cấp). Thật trớ trêu khi tên xã lại trái ngược với sự cùng khổ của người dân nơi đây. Cứ nghĩ đến con số đó tôi lại thấy thật băn khoăn vì chính mình đã từng có nhiều bữa ăn uống có hóa đơn trên đầu người lớn hơn con số đó. Nhà tôi ở nhờ lại nằm ở thôn Bơ Môi thuộc loại nghèo nhất của xã. Một tháng sống trên vùng rừng thiêng nước độc này là một trong những quãng thời gian có ý nghĩa nhất đối với tôi khi tôi ở tuổi 20. Có ý nghĩa không phải vì tôi đã tận mắt nhìn thấy món lá ngón, và không phải cứ ăn lá ngón không là có thể tự kết liễu cuộc đời được, mà phải có chút rượu đưa đẩy. Rượu và lá ngón kết hợp với nhau sẽ xé tan ruột, gây mất máu trầm trọng, dẫn đến tử vong. Cũng không phải là do tôi đã biết được con gái Mường sử dụng bùa ngải để chài người mình yêu làm cho anh ta trở nên lú lẫn không còn tỉnh táo mà cứ lao vào cô ta như con thiêu thân trước ánh đèn. Càng không phải là những truyền thuyết và sự thật liên quan đến những ông thầy mo, thầy cúng. Chúng tôi đã góp phần nhỏ bé mang đến cho em nhỏ nơi đây những điều hoàn toàn mới mẻ với các em, dù thật bình thường đối với trẻ em thành thị. Chúng tôi đã cùng thanh niên xã cải tạo một số cơ sở hạ tầng như mương, điện, sửa sang nhà văn hóa,..., hướng dẫn bà con một số kiến thức nông nghiệp mà chúng tôi cũng chỉ vừa mới được đọc qua sách. Chúng tôi đã trao đổi với bà con xem nên làm gì để thoát nghèo, nên trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với thổ nhưỡng ở đây để có thể bán được ra thành phố, cách vay vốn ngân hàng, cách tính toán giá thành, chi phí, lợi nhuận, ... sao cho có hiệu quả. Thật ra, những việc chúng tôi làm hoàn toàn chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, không thay đổi được gì nhiều cuộc sống của bà con nhưng ngược lại, chúng tôi đã học được rất nhiều điều mà không một trường Đại học nào của Việt Nam dạy.


Hì hì, tự dưng chợt nhớ đến một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết đó nên tôi thử google search xem nơi mình đã từng trải nghiệm có hiện diện trên mạng lưới điện tử toàn cầu không thì thấy ấm lòng khi thấy 1 bài báo đăng trên website của Ủy Ban Dân Tộc nói về những đổi thay của xã An Phú trong vài năm gần đây:


http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=2880


(toàn văn bài viết xem trong phần comment)


 
Cũng nằm trong mạch suy nghĩ nhẩn nha, tôi lại nghĩ đến kết quả cuộc bình chọn 60 Years of Heroes của tuần báo Times xuất bản tại châu Âu hồi tháng trước. Trong số 17 người được phong Anh Hùng theo tiêu chí “Inspirations and Explorers” có Mẹ Theresa. Có lẽ những lời ca ngợi thêm nữa về vị nữ tu này là không cần thiết. Bà đã được Nhà thờ Công giáo phong Thánh ngay sau khi qua đời vì tấm lòng và những nỗ lực không mệt mỏi suốt đời vì người nghèo ở Ấn Độ và truyền “inspirations” cho những người đồng chí hướng hoạt động nhân đạo. Hình như ở cái xứ sở phát tích đạo Phật này thời nào cũng sản sinh ra những vị thánh, những con người mà tấm lòng từ bi bác ái của họ đã làm lay động triệu triệu trái tim có lương tri trên hành tinh này. Mahatma Gandhi là người như thế. Ông đấu tranh cho một nền độc lập của Ấn Độ khỏi thực dân Anh bằng chủ trương bất bạo động, bằng sự cảm hóa, bằng tuyệt thực, … Người cũng là một lãnh tụ thực thụ, nhưng nếu Người sống ở thời đại ngày nay, liệu những làn sóng toàn cầu hóa, sự chuyển dịch lao động, những lời hăm dọa bằng vũ khí nguyên tử, sự sụp đổ của hệ thống tài chính – thị trường chứng khoán, sự xung đột của các nền văn minh, có ai sẽ nghe theo Người để cất lên tiếng nói của mình bằng sự im lặng, sự hiền từ đức độ hay không? Tôi rất ngưỡng mộ Mẹ Theresa, Người đã bằng tấm lòng và uy tín của mình quyên góp từ các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hàng trăm nghìn người nghèo bị gạt ra khỏi lề xã hội Ấn Độ và các nước kém phát triển khác. Người đã cho họ miếng bánh mỳ, tấm áo lành, đôi dép cho trẻ đến trường,… Người đã làm hết sức mình. Nhưng lại là chuyện con cá và chiếc cần câu. Thực lòng, những người tôi khâm phục hơn là nhà kinh tế Muhammad Yunus người Bangladesh (Giải Nobel Hòa bình 2006) với hệ thống tín dụng siêu nhỏ hỗ trợ tài chính cho người nghèo tìm cách làm ăn thoát cảnh đói nghèo; hay Nandan Nilekani, CEO Tập đoàn Infosys (Ấn Độ), người mà mỗi phát ngôn đều được chính phủ và giới doanh nhân Ấn Độ lắng nghe bởi ông chính là người đã định vị được hướng đi của đất nước này trong một Thế giới Phẳng qua nền công nghiệp Công nghệ thông tin. Đó là cách mà người Ấn Độ, sau hàng chục năm loay hoay với các chiến lược thay thế nhập khẩu hay Cách mạng xanh, vươn lên trở thành một back-office của thế giới Âu – Mỹ.


… Một trong những tranh luận thường xuyên của các nhà kinh tế và policy makers là nên phân bổ các nguồn lực như thế nào trong phát triển kinh tế. Phát triển đồng đều tất cả các vùng miền, nhóm dân số để đều đạt tốc độ phát triển như nhau, hay là tập trung phát triển một số vùng, một số nhóm để đủ lực vươn lên, cạnh tranh với thế giới, có sự phát triển ở mức cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, rồi phân phối lại thu nhập từ đó để đầu tư cho những nơi kém thuận lợi hơn. Thật là một bài toán khó, vì không thể chỉ đưa yếu tố kinh tế đơn thuần vào hàm số này được.


...Thôi, chủ đề này tạm thế đã. Lại một đợt gió mùa Đông Bắc nữa tràn về...Image

Tuesday 5 December 2006

Viết đêm trăng rằm!

Lại một đêm trăng rằm nữa. Không hiểu sao anh luôn để ý đến mọi thứ có liên quan tới em. Chắc chắn rằng sẽ chẳng ai có thể yêu em được như anh, cũng như anh cũng khó có thể dành tình cảm của mình cho một ai khác như đã dành cho em. Thực lòng mà nói, em không xinh hay ăn nói khéo léo như nhiều cô gái mà anh đã từng quen biết, nhưng ở em có một cái gì đó mà không ai có được và với lý trí của mình, anh cũng không giải thích được. Em là người có trách nhiệm với người thân, bạn bè, và trên hết, là với chính mình. Anh có thể tự tin mà nói rằng, trong 5 năm qua, anh đã có những trải nghiệm mà 95% (theo quy tắc 2 sigma - nếu không muốn nói là 3 sigma, như em và anh vẫn nói đùa với nhau Image) số người trên trái đất này phải mất ít nhất 10 năm mới có được. Những mảnh đất anh đi qua, những con người anh gặp, ít nhiều đều có ảnh hưởng đến suy nghĩ của anh. Trong quá khứ, anh đã từng có những lần vấp ngã, có những sai lầm. Vì thế, anh nghĩ rằng, anh có thể tự chủ được tình cảm của mình. Chúng ta không đến được với nhau, vì một lý do mà anh hiểu rằng em cực kỳ khó thay đổi - đó là từ phía gia đình em đối với vấn đề tuổi tác, dù cho em có tình cảm với anh hay không. Đối với anh điều đó là một sự trớ trêu của cuộc đời vì anh có quan niệm ngược lại với cách hiểu của gia đình em.

...Công việc của anh cũng đã thay đổi. Đó là một công việc thầm lặng, đòi hỏi lý tính và sự tỉnh táo cao độ. Đó là công việc mà nhiều lúc, nó có thể giúp đỡ được cho cả một ngành kinh tế của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới này. Đó là những cuộc chiến đấu thực sự, dù không có tiếng súng hay bom rơi đạn nổ nhưng chắc chắn sẽ rất khốc liệt và ảnh hưởng đến cuộc đời của nhiều người. Công việc mới chỉ bắt đầu, nhưng anh hy vọng mình có đủ sự tỉnh táo và khả năng để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Dù gì chăng nữa, anh vẫn yêu em.

Monday 4 December 2006

Khi người ta trẻ

..."Đêm đã về khuya, các bạn bật nhỏ máy thu thanh và chú ý lắng nghe chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình". Tự nhiên, tối nay, hứng lên thế nào bật cát-sét để nghe tin bão Sầu Riêng Durian sắp hoành hành ở miền Nam, anh chợt nghe lại đúng câu mào đầu chương trình này. Anh vẫn nhớ như in cái đêm đầu tiên anh ngủ trên Tây Nguyên, giữa khu vườn bạt ngàn hồ tiêu, trong tiếng muỗi bay vo ve xung quanh sắc đến ớn lạnh, anh cũng đã nghe thấy câu này khi vừa mở chiếc radio cầm tay của ông cậu đưa cho.

...Sau 10 tiếng đồng hồ chen chúc trên chiếc xe đò khởi hành từ bến xe Nguyễn Tri Phương - Đà Nẵng, anh mới lên đến Buôn Ma Thuột. Đó cũng là lần đầu tiên anh đi đường 14 huyền thoại trong chiến dịch Tây Nguyên năm nào. Cảnh vật hai bên đường thật thanh bình, hút mắt là những cánh rừng cao su, hồ tiêu thẳng đều tăm tắp, thi thoảng có mấy cô em dân tộc da ngăm đen gùi ngô thoăn thoắt chân trần rảo bước trên nền đất đỏ bazan bụi mù mịt. Buôn Ma Thuột - thủ phủ của Cao nguyên Trung phần thật khác với hình dung của anh. Thành phố có khá đủ hàng hóa và dịch vụ, không hề thua kém bất kỳ một đô thị trung bình nào dưới đồng bằng. Còn tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột thì ăn đứt tượng đài Lê Chân là cái chắc (sozi các bạn Phòng nhá, không tin các bạn lên đó mà xem Image). Nhưng BMT không phải là đích đến của anh. 9h tối, ông cậu lái con Mekong Star đời đầu đến đón anh về nhà ở huyện Krong Ana. Chiếc xe lầm lũi phóng trong đêm tối mịt mùng sau khoảng 1 tiếng thì đến nhà. Lâu ngày không gặp, hai cậu cháu không ngủ mà pha ấm trà nóng hàn huyên tâm sự đến gần sáng.
Đến giờ anh vẫn nhớ như in câu chuyện của cậu. Câu chuyện về một người kế toán ra trường, được nhà nước phân công về làm việc ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại cái xứ cao nguyên heo hút này. Và cứ như một duyên nợ, cậu đã sống và lập nghiệp ở đây từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến giờ. Krong Ana, nơi máu cậu anh đã đổ xuống, đổ xuống thực sự, trong những cuộc đối đầu với FULRO. Krong Ana, nơi cậu và gia đình nhỏ của cậu đã có được những niềm vui khi mồ hôi của cô cậu đổ xuống mảnh vườn quanh nhà đã cho những hạt cà phê ngọt ngào khi giá lên cao nhất vài năm trước đây. Krong Ana, nơi cậu anh - một Đảng viên - cùng một số đồng chí của mình, đã đau xót nhìn cảnh bà con dân tộc thiểu số nghe lời dụ dỗ của bọn Ksor Kok tụ tập nhau đi máy kéo từ các ngả kéo về trung tâm thành phố BMT gây rối trật tự hồi năm 2002. Tất nhiên, trật tự đã được vãn hồi, nhưng đó cũng là bài học lớn cho công tác dân tộc của Nhà nước ta...

3 ngày ở Tây Nguyên, anh đã chèo thuyền trên dòng Serepok chảy ngược, đã leo lên mình voi ở Bản Đôn, đã gặp Vua Ama Công - người săn voi huyền thoại, người duy nhất đã săn được voi trắng trên đất Cambodia để tặng Vua Bảo Đại, đã ngồi bên bếp lửa cùng chị Hà, hướng dẫn viên du lịch người bản địa mà tình cờ anh bắt chuyện, nghe chị kể về những truyền thuyết, phong tục của mảnh đất này. Nhiều chuyện mà mình nghe xong chỉ biết lặng người vì từ trước chỉ biết đến Tây Nguyên qua truyện Nguyên Ngọc nhưng không ngờ những mạch ngầm văn hóa của vùng đất này lại dữ dội và giàu sức sống đến thế....
Khi về lại Đà Nẵng, anh không đi đường bộ mà đi máy bay. Rất vui là sân bay Buôn Ma Thuột nằm giữa một cánh đồng mà đường vào nhiều đoạn còn nhấp nhô đất. Máy bay anh đi là ATR72 loại chắc giống như con xe máy của anh, tức là IC kém, đề khó nổ, phải đạp đạp cần khởi động vài phát. Image Nhưng cũng chả vấn đề gì, vì trên tay mình là hũ rượu cần chính hiệu BMT đem về đãi anh em chiến hữu...

Nhất định sẽ có một dịp mình lên lại Tây Nguyên...