Saturday, 30 December 2006

Nhân vật trong năm 2006 đối với tôi

Em gái kết nghĩa của tôi

... Làm anh khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Ai yêu "em gái"
Thì làm được thôi.

(SGK Tập đọc lớp 3 - NXB Giáo dục)

Tuesday, 26 December 2006

Happy New Year (ABBA) - Vietnamese version

<Bản dịch của Gỗ Mun - một luật sư làm việc tại Sài Thành - khi chàng lang thang lưu lạc ở xứ Úc, post trên Thanh niên xa mẹ thời năm 2001>

Hạnh phúc năm mới

Hết xừ nó sâm banh rồi
Pháo hoa cũng tịt mít
Còn mỗi mình với nó
Chán vật!

Tiệc cũng tàn xừ nó rồi
Mới sáng ra giời xám ngoét
Thôi thì cứ mặc kệ hôm qua
Giờ mình với nó cứ gào cái đã

Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình.. hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Thỉnh thoảng mình lại nhìn thấy
Thế giới mới đi lại dũng cảm ra phết
Mình lại còn thấy nó ngoi lên trong đống tro của cuộc đời mình.. hè hè..
Ối giời, đàn ông toàn là lũ ngốc
Cứ tưởng là mình OK lắm đấy.. húc
Trông kìa, kéo lê cái quả chân đất sét
Lăng qua lăng quăng, vít

Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình..hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Ơ hơ, bây giờ tự nhiên mình thấy
Những quả mơ của mình lúc trước đều chết ngoẻo, chả còn đếch gì nữa.
Lại hết xừ nó một thập kỷ nữa
Mà mười năm nữa thì bố ai mà biết là cái gì chờ mình ở phía trước...hu hu

Thôi thì cứ nói: Hạnh phúc năm mới.
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình thỉnh thoảng có thị lực
Ờ, vào nhà hàng xóm tự nhiên như vào nhà mình..hè hè...
Hạnh phúc năm mới
Hạnh phúc năm mới
Cầu cho chúng mình đều có tí hy vọng và tí di chúc
Nếu không thì nằm xuống và chết đi
Cả mình và nó

Happy New Year - ABBA

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a wo
rld where every neighbour is a friend

Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Saturday, 23 December 2006

We didn't start the fire!

<Sáng Noel đọc tin UN ra nghị quyết cấm vận kinh tế Iran. Dường như những chuyển động trong thời gian gần đây không cho thấy một điều gì tốt đẹp cho tình hình khu vực Trung Đông cả. Cách đây mấy tháng, trong thời gian sống ở Iran, khi tiếp xúc với một số tầng lớp người dân Tehran và Esfahan, nhất là giới doanh nghiệp, mình đã nhận thấy họ cũng đã chuẩn bị trước cho tình hình này. Thật thông cảm cho vị cựu giảng viên đại học Ahmadinejah - một con người rất thanh bạch, hai vợ chồng sống trong 1 căn hộ tập thể (mình đã đến khu nhà này) - dù là tổng thống nhưng ông chỉ là một giáo dân, không có vị thế lớn trong các quốc sách bằng Hội đồng giáo sỹ. Phương Tây đang trông chờ vào tỷ phú - cựu tổng thống Rafsharani, cũng là một trong những thành viên quan trọng nhất của Hội đồng giáo sỹ - sẽ nắm quyền để có những chính sách mềm dẻo hơn. Nếu không, Iran rất có khả năng sẽ được nhắc đến trong WE DIDN'T START THE FIRE Version 2. >


"We Didn't Start The Fire" by Billy Joel


Harry Truman, Doris Day, Red China, Johnnie Ray
South Pacific, Walter Winchell, Joe DiMaggio

Joe McCarthy, Richard Nixon, Studebaker, television
North Korea, South Korea, Marilyn Monroe

Rosenbergs, H-Bomb, Sugar Ray, Panmunjom
Brando, "The King and I", and "The Catcher in the Rye"

Eisenhower, vaccine, England's got a new queen
Marciano, Liberace, Santayana goodbye

CHORUS
We didn't start the fire
It was always burning
Since the world's been turning
We didn't start the fire
No we didn't light it
But we tried to fight it

Josef Stalin, Malenkov, Nasser and Prokofiev
Ro
ckefeller
, Campanella, Communist Bloc

Roy Cohn, Juan Peron, Toscanini, dacron
Dien Bien Phu and "Rock Around the Clock"

Einstein, James Dean, Brooklyn's got a winning team
Davy Crockett, "Peter Pan", Elvis Presley, Disneyland

Bardot, Budapest, Alabama, Khrushchev
Princess Grace, "Peyton Place", trouble in the Suez

CHORUS

Little Rock, Pasternak, Mickey Mantle, Kerouac
Sputnik, Chou En-Lai, "Bridge on the River Kwai"

Lebanon, Charles de Gaulle, California baseball
Starkweather, homicide, children of thalidomide

Buddy Holly, "Ben-Hur", space monkey, Mafia
hula hoops, Castro, Edsel is a no go

U2, Syngman Rhee, payola and Kennedy
Chubby Checker, "Psycho", Belgians in the Congo

CHORUS

Hemingway, Eichmann, "Stranger in a Strang
e Land"

Dylan, Berlin, Bay of Pigs Invasion

"Lawrence of Arabia", British Beatlemania Ole Miss, John Glenn, Liston beats Patterson

Pope Paul, Malcolm X, British politician sex
JFK, blown away, what else do I have to say

CHORUS

Birth control, Ho Chi Minh, Richard Nixon, back again
Moonshot, Woodstock, Watergate, punk rock
Begin, Reagan, Palestine, terror on the airline
Ayatollolah's in Iran, Russians in Afghanistan

"Wheel of Fortune" , Sally Ride, heavy metal, suicide Foreign debts, homeless vets, AIDS, Crack, Bernie Goetz
Hypodermics on the shores, China's under martial law
Rock and Roller Cola Wars, I can't take it anymore

CHORUS

We didn't start the fire
But when we are gone
Will it still burn on, and on, and on, and on...



Monday, 11 December 2006

Nhịp cầu nối những bờ vui...



Như một thói quen, hôm nào anh cũng ăn sáng kèm theo 2 tờ nhật báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Sáng nay cũng vậy. Khi đọc được tin cây cầu bắc qua đoạn sông Mekong nối liền giữa 2 tỉnh Savannakhet (Lào) với Mukhdahan (Thái Lan) bằng nguồn vốn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật đã chính thức khánh thành ngày hôm qua, một cảm giác vui vui chợt đến với anh. Một năm rưỡi trước đây, trước mắt anh, cây cầu này mới chỉ hoàn thành được 70% khối lượng, và anh còn nhớ tấm biển giới thiệu nó còn ghi là sẽ khánh thành vào tháng 6/2006. Vậy là thực tế đã chậm mất nửa năm, nhưng dù sao nó cũng đã hoàn thành. Cây cầu này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy kinh tế của cả vùng miền Trung 3 nước Thái – Lào – Việt với con đường Xuyên Á hướng ra biển Đông đầy tiềm năng. Từ nay, dòng sông Mekong sẽ không còn là trở ngại cho bà con sống ở 2 tỉnh này nữa. Anh đã từng nếm trải cảnh chen chúc nhau trên những chuyến phà chật chội qua lại 2 bên trong ngày hội Bum (giống như ngày rằm quê ta, nhưng họ tổ chức khá hoành tráng, có đua ghe ngo, có hội chợ,...), cũng như cảnh bát nháo trên bến dưới thuyền, không khác gì bến phà Sông Lam cách đây 15 năm nơi một năm đôi lần mình trở về thăm quê. Anh cũng không thể quên được những đêm ngồi một mình ngay rìa sông lộng gió ở phần đất Sa vẳn, nhìn sang ánh đèn lấp loáng bên kia sông nơi quê hương của đương kim hoàng đế Thái Lan, trước mặt là chai bia Lào và con cá nướng muối mặn đặc sản sông Mekong để nghĩ về đất nước Lào anh em. Chỉ có mấy ngày ở Savannakhet mà sao anh thấy vùng đất này thật thân quen, cảnh vật cũng giống như thị xã Hà Tĩnh hay Đồng Hới, Tuy Hòa. Thú vị nhất là có thể nói tiếng Việt thoải con gà mái, vì hầu như ai ở đây cũng hiểu tiếng Việt. Cộng đồng người Việt ở đây chiếm chừng 10-15% dân số, chưa kể đến những anh em dân xây dựng, thủy lợi, giao thông sang đây làm dự án. Vẫn là thói quen của một kẻ lữ khách giang hồ, qua những câu chuyện dặm đường mịt mù bụi trên chiếc săm lọ (giống xe tuktuk hay xe lam) với chú cựu lính tình nguyện chiến trường Lào người gốc Huế, qua mấy đêm dốc cạn chai Beer Lao với anh Sơn – chủ khách sạn Mekong nơi anh trú ngụ, qua buổi dự giờ một lớp học ở trường tiểu học Hòa Bình do bà con mình lập nơi, anh đã hiểu thêm về những thăng trầm của cộng đồng người Việt trong nửa thế kỷ qua ở xứ sở Lanxane (Triệu Voi)...

... Lại chợt nhớ đến những câu thơ viết về quan hệ chị em Việt – Lào, từ những câu của lãnh tụ như:

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt – Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

Đến những câu thơ dân gian vui vui kiểu:

Một vợ thì nằm giường Lèo,

Hai vợ thì nằm chèo queo,

Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.Image

Chú thích ở đây là giường Lèo, tức là giường Lào, được làm từ những loại gỗ quý, ý nói ai mà chung thủy 1 vợ 1 chồng thì sẽ sung sướng, nhà cao, cửa rộng, blah blah...

Entry này xin tạm dừng ở đây, hẹn một dịp sẽ viết về 2 chủ đề, (1) Người Việt ở Lào, (2) Bia Lào (hihi, mình đặc biệt hứng thú với khoản Beerlao đấy!)Image

<Blog entry này dành tặng bố – một cựu binh chiến trường Xiêng Khoảng, Cánh đồng Chum – nhân ngày sinh nhật hôm nay Image>

Saturday, 9 December 2006

Vài suy nghĩ nhỏ về phát triển kinh tế

Mùa hè đỏ lửa năm 2002 tôi đã sống gần 1 tháng ở vùng miền cao giáp ranh giữa huyện Mỹ Đức – Hà Tây (xã An Phú) và tỉnh Hòa Bình, nơi phần đông dân cư là đồng bào dân tộc Mường, và cũng là địa phương có thu nhập bình quân thuộc loại thấp nhất cả nước, khoảng trên dưới 1 triệu đồng/người/năm (theo số liệu bác Bí thư xã ủy cung cấp). Thật trớ trêu khi tên xã lại trái ngược với sự cùng khổ của người dân nơi đây. Cứ nghĩ đến con số đó tôi lại thấy thật băn khoăn vì chính mình đã từng có nhiều bữa ăn uống có hóa đơn trên đầu người lớn hơn con số đó. Nhà tôi ở nhờ lại nằm ở thôn Bơ Môi thuộc loại nghèo nhất của xã. Một tháng sống trên vùng rừng thiêng nước độc này là một trong những quãng thời gian có ý nghĩa nhất đối với tôi khi tôi ở tuổi 20. Có ý nghĩa không phải vì tôi đã tận mắt nhìn thấy món lá ngón, và không phải cứ ăn lá ngón không là có thể tự kết liễu cuộc đời được, mà phải có chút rượu đưa đẩy. Rượu và lá ngón kết hợp với nhau sẽ xé tan ruột, gây mất máu trầm trọng, dẫn đến tử vong. Cũng không phải là do tôi đã biết được con gái Mường sử dụng bùa ngải để chài người mình yêu làm cho anh ta trở nên lú lẫn không còn tỉnh táo mà cứ lao vào cô ta như con thiêu thân trước ánh đèn. Càng không phải là những truyền thuyết và sự thật liên quan đến những ông thầy mo, thầy cúng. Chúng tôi đã góp phần nhỏ bé mang đến cho em nhỏ nơi đây những điều hoàn toàn mới mẻ với các em, dù thật bình thường đối với trẻ em thành thị. Chúng tôi đã cùng thanh niên xã cải tạo một số cơ sở hạ tầng như mương, điện, sửa sang nhà văn hóa,..., hướng dẫn bà con một số kiến thức nông nghiệp mà chúng tôi cũng chỉ vừa mới được đọc qua sách. Chúng tôi đã trao đổi với bà con xem nên làm gì để thoát nghèo, nên trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với thổ nhưỡng ở đây để có thể bán được ra thành phố, cách vay vốn ngân hàng, cách tính toán giá thành, chi phí, lợi nhuận, ... sao cho có hiệu quả. Thật ra, những việc chúng tôi làm hoàn toàn chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, không thay đổi được gì nhiều cuộc sống của bà con nhưng ngược lại, chúng tôi đã học được rất nhiều điều mà không một trường Đại học nào của Việt Nam dạy.


Hì hì, tự dưng chợt nhớ đến một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết đó nên tôi thử google search xem nơi mình đã từng trải nghiệm có hiện diện trên mạng lưới điện tử toàn cầu không thì thấy ấm lòng khi thấy 1 bài báo đăng trên website của Ủy Ban Dân Tộc nói về những đổi thay của xã An Phú trong vài năm gần đây:


http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=2880


(toàn văn bài viết xem trong phần comment)


 
Cũng nằm trong mạch suy nghĩ nhẩn nha, tôi lại nghĩ đến kết quả cuộc bình chọn 60 Years of Heroes của tuần báo Times xuất bản tại châu Âu hồi tháng trước. Trong số 17 người được phong Anh Hùng theo tiêu chí “Inspirations and Explorers” có Mẹ Theresa. Có lẽ những lời ca ngợi thêm nữa về vị nữ tu này là không cần thiết. Bà đã được Nhà thờ Công giáo phong Thánh ngay sau khi qua đời vì tấm lòng và những nỗ lực không mệt mỏi suốt đời vì người nghèo ở Ấn Độ và truyền “inspirations” cho những người đồng chí hướng hoạt động nhân đạo. Hình như ở cái xứ sở phát tích đạo Phật này thời nào cũng sản sinh ra những vị thánh, những con người mà tấm lòng từ bi bác ái của họ đã làm lay động triệu triệu trái tim có lương tri trên hành tinh này. Mahatma Gandhi là người như thế. Ông đấu tranh cho một nền độc lập của Ấn Độ khỏi thực dân Anh bằng chủ trương bất bạo động, bằng sự cảm hóa, bằng tuyệt thực, … Người cũng là một lãnh tụ thực thụ, nhưng nếu Người sống ở thời đại ngày nay, liệu những làn sóng toàn cầu hóa, sự chuyển dịch lao động, những lời hăm dọa bằng vũ khí nguyên tử, sự sụp đổ của hệ thống tài chính – thị trường chứng khoán, sự xung đột của các nền văn minh, có ai sẽ nghe theo Người để cất lên tiếng nói của mình bằng sự im lặng, sự hiền từ đức độ hay không? Tôi rất ngưỡng mộ Mẹ Theresa, Người đã bằng tấm lòng và uy tín của mình quyên góp từ các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hàng trăm nghìn người nghèo bị gạt ra khỏi lề xã hội Ấn Độ và các nước kém phát triển khác. Người đã cho họ miếng bánh mỳ, tấm áo lành, đôi dép cho trẻ đến trường,… Người đã làm hết sức mình. Nhưng lại là chuyện con cá và chiếc cần câu. Thực lòng, những người tôi khâm phục hơn là nhà kinh tế Muhammad Yunus người Bangladesh (Giải Nobel Hòa bình 2006) với hệ thống tín dụng siêu nhỏ hỗ trợ tài chính cho người nghèo tìm cách làm ăn thoát cảnh đói nghèo; hay Nandan Nilekani, CEO Tập đoàn Infosys (Ấn Độ), người mà mỗi phát ngôn đều được chính phủ và giới doanh nhân Ấn Độ lắng nghe bởi ông chính là người đã định vị được hướng đi của đất nước này trong một Thế giới Phẳng qua nền công nghiệp Công nghệ thông tin. Đó là cách mà người Ấn Độ, sau hàng chục năm loay hoay với các chiến lược thay thế nhập khẩu hay Cách mạng xanh, vươn lên trở thành một back-office của thế giới Âu – Mỹ.


… Một trong những tranh luận thường xuyên của các nhà kinh tế và policy makers là nên phân bổ các nguồn lực như thế nào trong phát triển kinh tế. Phát triển đồng đều tất cả các vùng miền, nhóm dân số để đều đạt tốc độ phát triển như nhau, hay là tập trung phát triển một số vùng, một số nhóm để đủ lực vươn lên, cạnh tranh với thế giới, có sự phát triển ở mức cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, rồi phân phối lại thu nhập từ đó để đầu tư cho những nơi kém thuận lợi hơn. Thật là một bài toán khó, vì không thể chỉ đưa yếu tố kinh tế đơn thuần vào hàm số này được.


...Thôi, chủ đề này tạm thế đã. Lại một đợt gió mùa Đông Bắc nữa tràn về...Image

Tuesday, 5 December 2006

Viết đêm trăng rằm!

Lại một đêm trăng rằm nữa. Không hiểu sao anh luôn để ý đến mọi thứ có liên quan tới em. Chắc chắn rằng sẽ chẳng ai có thể yêu em được như anh, cũng như anh cũng khó có thể dành tình cảm của mình cho một ai khác như đã dành cho em. Thực lòng mà nói, em không xinh hay ăn nói khéo léo như nhiều cô gái mà anh đã từng quen biết, nhưng ở em có một cái gì đó mà không ai có được và với lý trí của mình, anh cũng không giải thích được. Em là người có trách nhiệm với người thân, bạn bè, và trên hết, là với chính mình. Anh có thể tự tin mà nói rằng, trong 5 năm qua, anh đã có những trải nghiệm mà 95% (theo quy tắc 2 sigma - nếu không muốn nói là 3 sigma, như em và anh vẫn nói đùa với nhau Image) số người trên trái đất này phải mất ít nhất 10 năm mới có được. Những mảnh đất anh đi qua, những con người anh gặp, ít nhiều đều có ảnh hưởng đến suy nghĩ của anh. Trong quá khứ, anh đã từng có những lần vấp ngã, có những sai lầm. Vì thế, anh nghĩ rằng, anh có thể tự chủ được tình cảm của mình. Chúng ta không đến được với nhau, vì một lý do mà anh hiểu rằng em cực kỳ khó thay đổi - đó là từ phía gia đình em đối với vấn đề tuổi tác, dù cho em có tình cảm với anh hay không. Đối với anh điều đó là một sự trớ trêu của cuộc đời vì anh có quan niệm ngược lại với cách hiểu của gia đình em.

...Công việc của anh cũng đã thay đổi. Đó là một công việc thầm lặng, đòi hỏi lý tính và sự tỉnh táo cao độ. Đó là công việc mà nhiều lúc, nó có thể giúp đỡ được cho cả một ngành kinh tế của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới này. Đó là những cuộc chiến đấu thực sự, dù không có tiếng súng hay bom rơi đạn nổ nhưng chắc chắn sẽ rất khốc liệt và ảnh hưởng đến cuộc đời của nhiều người. Công việc mới chỉ bắt đầu, nhưng anh hy vọng mình có đủ sự tỉnh táo và khả năng để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Dù gì chăng nữa, anh vẫn yêu em.

Monday, 4 December 2006

Khi người ta trẻ

..."Đêm đã về khuya, các bạn bật nhỏ máy thu thanh và chú ý lắng nghe chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình". Tự nhiên, tối nay, hứng lên thế nào bật cát-sét để nghe tin bão Sầu Riêng Durian sắp hoành hành ở miền Nam, anh chợt nghe lại đúng câu mào đầu chương trình này. Anh vẫn nhớ như in cái đêm đầu tiên anh ngủ trên Tây Nguyên, giữa khu vườn bạt ngàn hồ tiêu, trong tiếng muỗi bay vo ve xung quanh sắc đến ớn lạnh, anh cũng đã nghe thấy câu này khi vừa mở chiếc radio cầm tay của ông cậu đưa cho.

...Sau 10 tiếng đồng hồ chen chúc trên chiếc xe đò khởi hành từ bến xe Nguyễn Tri Phương - Đà Nẵng, anh mới lên đến Buôn Ma Thuột. Đó cũng là lần đầu tiên anh đi đường 14 huyền thoại trong chiến dịch Tây Nguyên năm nào. Cảnh vật hai bên đường thật thanh bình, hút mắt là những cánh rừng cao su, hồ tiêu thẳng đều tăm tắp, thi thoảng có mấy cô em dân tộc da ngăm đen gùi ngô thoăn thoắt chân trần rảo bước trên nền đất đỏ bazan bụi mù mịt. Buôn Ma Thuột - thủ phủ của Cao nguyên Trung phần thật khác với hình dung của anh. Thành phố có khá đủ hàng hóa và dịch vụ, không hề thua kém bất kỳ một đô thị trung bình nào dưới đồng bằng. Còn tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột thì ăn đứt tượng đài Lê Chân là cái chắc (sozi các bạn Phòng nhá, không tin các bạn lên đó mà xem Image). Nhưng BMT không phải là đích đến của anh. 9h tối, ông cậu lái con Mekong Star đời đầu đến đón anh về nhà ở huyện Krong Ana. Chiếc xe lầm lũi phóng trong đêm tối mịt mùng sau khoảng 1 tiếng thì đến nhà. Lâu ngày không gặp, hai cậu cháu không ngủ mà pha ấm trà nóng hàn huyên tâm sự đến gần sáng.
Đến giờ anh vẫn nhớ như in câu chuyện của cậu. Câu chuyện về một người kế toán ra trường, được nhà nước phân công về làm việc ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại cái xứ cao nguyên heo hút này. Và cứ như một duyên nợ, cậu đã sống và lập nghiệp ở đây từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến giờ. Krong Ana, nơi máu cậu anh đã đổ xuống, đổ xuống thực sự, trong những cuộc đối đầu với FULRO. Krong Ana, nơi cậu và gia đình nhỏ của cậu đã có được những niềm vui khi mồ hôi của cô cậu đổ xuống mảnh vườn quanh nhà đã cho những hạt cà phê ngọt ngào khi giá lên cao nhất vài năm trước đây. Krong Ana, nơi cậu anh - một Đảng viên - cùng một số đồng chí của mình, đã đau xót nhìn cảnh bà con dân tộc thiểu số nghe lời dụ dỗ của bọn Ksor Kok tụ tập nhau đi máy kéo từ các ngả kéo về trung tâm thành phố BMT gây rối trật tự hồi năm 2002. Tất nhiên, trật tự đã được vãn hồi, nhưng đó cũng là bài học lớn cho công tác dân tộc của Nhà nước ta...

3 ngày ở Tây Nguyên, anh đã chèo thuyền trên dòng Serepok chảy ngược, đã leo lên mình voi ở Bản Đôn, đã gặp Vua Ama Công - người săn voi huyền thoại, người duy nhất đã săn được voi trắng trên đất Cambodia để tặng Vua Bảo Đại, đã ngồi bên bếp lửa cùng chị Hà, hướng dẫn viên du lịch người bản địa mà tình cờ anh bắt chuyện, nghe chị kể về những truyền thuyết, phong tục của mảnh đất này. Nhiều chuyện mà mình nghe xong chỉ biết lặng người vì từ trước chỉ biết đến Tây Nguyên qua truyện Nguyên Ngọc nhưng không ngờ những mạch ngầm văn hóa của vùng đất này lại dữ dội và giàu sức sống đến thế....
Khi về lại Đà Nẵng, anh không đi đường bộ mà đi máy bay. Rất vui là sân bay Buôn Ma Thuột nằm giữa một cánh đồng mà đường vào nhiều đoạn còn nhấp nhô đất. Máy bay anh đi là ATR72 loại chắc giống như con xe máy của anh, tức là IC kém, đề khó nổ, phải đạp đạp cần khởi động vài phát. Image Nhưng cũng chả vấn đề gì, vì trên tay mình là hũ rượu cần chính hiệu BMT đem về đãi anh em chiến hữu...

Nhất định sẽ có một dịp mình lên lại Tây Nguyên...

Monday, 27 November 2006

Bài thơ học năm 6 tuổi

Hôm nay khai giảng chính thức lớp Cao học, anh bỗng nhớ lại bài thơ học trong ngày cuối cùng ở lớp 1 trước khi lên lớp 2 cách đây 20 năm. Đây là một trong số rất ít những bài thơ được đưa vào SGK làm anh thực sự xúc động. Xin chép lên đây để nhớ về một thời thánh thiện mà chắc sau này khó có lại được Image
"Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào ở lại

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân yêu
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên

Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước"

Thursday, 23 November 2006

Việt Nam là trung tâm của vũ trụ?



Từ điển Wikipedia viết:
"Âm dương (tiếng Anh: yin yang, tiếng Trung: 陰陽) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương."

"Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
  • không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
  • trong âm có dương, trong dương có âm"
Nào, anh em hãy giở bản đồ Việt Nam ra hoặc hình dung trong đầu cũng được, thử thực hiện một động tác nhỏ sau: Lấy Hội An làm tâm, dùng compa vẽ một hình tròn có bán kính bằng khoảng cách từ Hội An - địa đầu Hà Giang (hoặc từ Hội An - Đất mũi Cà Mau). Như thế, đất nước hình chữ S của chúng ta uốn lượn chia hình tròn vừa vẽ thành 2 nửa: Phần bên trái là Đất (mang tính DƯƠNG),  Phần bên phải là Biển (mang tính ÂM). Tuy nhiên, ở nửa góc trên bên phải có Đảo Hải Nam mang tính Dương (trong Âm có Dương - gọi là THIẾU ÂM), ở nửa góc dưới bên trái có Biển Hồ Tonlesap ở Cambodia - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (trong Dương có Âm - gọi là THIẾU DƯƠNG). 
==> Thú vị chưa?

Monday, 20 November 2006

Cambodia - The good, the bad and the ugly



Cambodia – Nói gì về đất nước láng giềng này nhỉ? Phải chăng nên bắt đầu từ cái tên? Đó cũng đã là một câu chuyện thú vị. Hình như số phận của mỗi quốc gia đều vận vào từ những câu chuyện truyền thuyết. Những gì được sử sách viết lại thông thường đều bị điều chỉnh theo các cách mà thế lực cầm quyền ở thời đại muốn nó phải thế. Nhưng huyền sử dân gian thì không lưu lại như vậy. Những câu chuyện dân gian đôi lúc có vẻ hoang đường, phi hiện thực nhưng qua hàng ngàn năm, nếu không phải là hơn, nó phản ánh được những điều sâu thẳm nhất mà dân tộc đó gửi gắm, truyền lại cho đời sau với mong muốn con cháu họ không được quên. Truyền thuyết về sự ra đời của Cambodia gợi đến số phận của đất nước này. Đó là số phận của một nền văn hóa đã từng vô cùng rực rỡ trong lịch sử, nhưng lại phải hứng chịu sự giằng xé của những thế lực nước ngoài có sức mạnh chiến đấu lớn hơn nhiều. Huyền sử kể rằng, có thanh niên người nước ngoài (cụ thể là một người Ấn Độ theo đạo Bà La Môn) tên Kaundinya vào một ngày nọ, đang phiêu du trên một con thuyền tới một xứ sở có nhiều kênh rạch, sông ngòi thì có một nàng công chúa đến chào. Nàng vốn là con gái của vị vua rồng trị vì xứ sở này. Tất nhiên là đang đi thuyền dạo mát trên sông mà gặp phải một con rồng đến đong đưa, mà nhất là rồng cái Image  thì chẳng thú vị quái gì nên chàng trai người Ấn mới rút một mũi tên ra bắn vào cô nàng một phát. Dè đâu, theo phong tục ở xứ này, như thế có nghĩa là một lời cầu hôn. Được một anh giai ngoại quốc xin cưới thì còn gì thích bằng, chị em mình nhỉ Image, thế là cô gái xấu xí nọ gật đầu cái rụp. Anh giai nọ tá hoảng, nhưng mũi tên đã bắn ra thì sao rút lại được. Vả lại đây là sân nhà của nàng, định giở bài quất ngựa truy phong thì chạy đâu cho thoát khỏi móng vuốt của ông già vợ (rồng mà!). Câu chuyện về sau này thì chắc anh em cũng đoán được.  Để làm của hồi môn cho đám cưới, ông bố vợ đã uống cạn nước trên xứ sở mình và trao cho Kaundinya cai quản. Từ đó, vương quốc được đặt tên là Kambuja.


Câu chuyện folklore trên được giải mã bằng mối quan hệ về tôn giáo, vương triều và truyền thống thành văn của đất nước Cambodia với tiểu lục địa Ấn Độ láng giềng. Ở đây nhiều đồng chí sẽ thắc mắc là Ấn Độ làm sao lại là láng giềng của Cambodia được. Còn cách nhau Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh cơ mà. Xin kính mời đồng chí đến Thư Viện Quốc Gia, địa chỉ 31 Tràng Thi (gần cái quán cà phê ca nhạc gì mình quên tên rồi, đâu như Thế Kỷ Mới gì đó ý), tầng 2, xem lại bản đồ Châu Á thời thế kỷ 12, 13 sẽ hình dung được vương quốc Angkor thời đó rộng lớn thế nào. 


Những gì người ta biết về Cambodia thời tiền sử là rất ít ỏi. Phần lớn vùng đất phía Đông – Nam từng là vùng vịnh mênh mông nước cạn bị ngẽn bởi phù sa từ các cửa sông Mekong, để lại một vùng đất bằng phẳng, phì nhiêu, cực kỳ thuận lợi cho nông nghiệp. Người ta đã tìm được di chỉ về những cư dân sống trong hang đá ở vùng Tây Bắc đất nước. Một số bình gốm có niên đại carbon 4200 năm cũng đã được tìm thấy, nhưng thật khó nói về một mối liên quan trực tiếp nào đó giữa người đã làm ra những chiếc bình đó với người Khmer hiện đại. Thư tịch cổ Trung Quốc ghi lại rằng người Cambodia là “xấu xí” và “da ngăm đen” và gần như ở trần. Nhưng chớ nên tin nhiều vào những tài liệu của các vương triều Trung Hoa ngày xưa đã mang sẵn tư tưởng bành trướng coi các dân tộc lân bang không ra gì. Chỗ này em nhà quê cẩn thận phải bôi đậm chữ “các vương triều Trung Hoa ngày xưa”, chứ không phải ngày nay, để khỏi ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao tốt đẹp của hai nước và chú nào pro-China khỏi ném đá hội nghị. Thử giở ra xem dân tộc Việt Nam ta bị đám thư lại Tàu viết như thế nào. Một tài liệu thường được trích dẫn là Thủy Kinh Chú viết (được cho là) về người Việt cổ: “Theo Chu Lễ, ở phía Nam có tám giống Man, xăm trán, giao ngón chân, có giống không ăn ngũ cốc”. Vậy đấy!


Kể tiếp câu chuyện lịch sử Cambodia. Những trang lịch sử thành văn của Cambodia có thể tóm tắt lại bằng tựa đề bộ phim cao bồi Viễn Tây nổi tiếng với anh kép chính Clint Eastwood “The good, the bad and the ugly”. Trước hết là “The good”. Đó là thời kỳ rực rõ của đế quốc Angkor không có đối thủ ở vùng Đông Nam Á trong 4 thế kỷ, từ năm 802 khi Vua Jayavarman II huyền thoại tuyên bố độc lập khỏi vương quốc Java, lập nên Đế chế Khmer Angkor. Đỉnh cao của nền văn minh này chính là các khu đền Angkor Wat (khởi công năm 1112), Angkor Thom (1181) mà sự hoành tráng của chúng có lẽ không bàn phím nào tả xiết! Sau đó là “The bad”, kể từ thế kỷ 13, khi đế quốc Angkor bị các dân tộc xung quanh dần chiếm phần lớn lãnh thổ. Thế kỷ 20 đánh dấu “The ugly” – bắt đầu bằng việc xứ sở này – giống như các nước Đông Dương khác – bị thực dân Pháp xâm lược. Một chi tiết nhỏ, trong 70 năm khai hóa văn minh, người Pháp chỉ lập nên 1 trường trung học duy nhất cho toàn bộ đất nước, và không có bất kỳ một trường Đại học nào! Nhưng sự kiện tồi tệ nhất không phải đến từ người Pháp mà từ 2 người Cambodia trở về sau khi du học ở Pháp có tên là Pol Pot và Ieng Sary. Không ai có thể biết được trong vòng 3 năm, 8 tháng và 21 ngày những người này và các chiến hữu đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết từ tra tấn, nhục hình, kiệt quệ vì đói, bệnh tật,… cho bao nhiêu đồng bào của họ. 3 triệu? 1 triệu? Không ai có thể biết chính xác, dù một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Yale cho biết con số đó là khoảng 2 triệu. Nghĩa là hơn ¼ dân số đất nước này tại thời điểm năm 1979! Lúc đó hầu hết cả thế giới không biết điều gì đang xảy ra tại xứ sở này.  Một số thì biết rõ, vì họ chính là người đã dựng nên the-so-called Nhà nước Cambodia Dân Chủ, hay Khmer Đỏ - cái tên do một người có tên là Norodom Sihanouk gọi chế độ đó – nhưng đó là điều họ mong muốn. Người dân Cambodia thì quá yếu đuối không biết phải làm gì, chỉ có thể đón đợi những cái chết từ từ nếu không phải ngay tức khắc đến với mình và gia đình. Tất cả, chỉ trừ người Việt Nam…


  

Sunday, 19 November 2006

News from Cambodia



Báo Cambodia đăng tin về chuyến thăm hữu nghị không chính thức Cambodia của đoàn đại biểu nông dân Việt Nam! Image
Toàn văn bài báo như sau:

PHNOM PENH - Vietnamese Chief Farming Officer TuanBNA accomplished most of his goals on his tour of HCM City, Phnom Penh and Angkor Wat to discover some cheap commodities such as Lexus, Mercedes S550 and Aston Vanquish.

Tuan, accompanied by Fisherman of State Nghia and Minister of Porter Tien Linh wrapped up his tour after holding talks with Cambodian King Hashimino on Sunday and has succeeded in gaining consent that Hanoi, Phnom Penh will abrogate the visa fee by the end of the year 2006 in order to facilitate Vietnamese gamblers to go to Cambodia for playing pokers.

Responding to the invitation of PM Hen Sun, the Vietnamese Delegation also visited Angkor Wat - one of 7 modern wonders of the world. "It's incredible! It may takes half of my properties to build such a great villa!", said Nghia excitedly, while Linh concentrated on fried crickets - the traditional chip of the Khmer people.

At the end of the tour, the 3 proletarian farmers realized that it's not illegal in possessing and handling guns in the country of Hu Tieu Nam Vang.

Tuesday, 7 November 2006

Rượu nếp



Hihi. Cám ơn Mai-chan biết mình thích món rượu nếp đã mua cho mình trong lúc không có nhiều tiền và chẳng nhân dịp gì cả. Ngon thật là ngon! Image

今日、マイちゃんが俺の大好きのもち米入れ酒を買ってくれて、嬉しかった。メッチャ美味しかった!
マイちゃん、有難うね!(^_^!)

Monday, 6 November 2006

Sunday, 5 November 2006

Tản mạn về Judoka



Đó chắc chắn là một trong những bức hình đẹp nhất về Inoue Kosei, vào thời khắc anh đánh bại Nicholas Gills - judoka người Canada bằng đòn sở trường Uchi-mata sau 31 giây thi đấu trong trận chung kết Judo hạng 100kg tại Olympic Sydney 2000.  Một chiếc HCV Olympic - nếu so về mặt chuyên môn thì cũng ngang ngửa với những chức vô địch mà anh giành được ở các giải VĐTG (3 lần liên tiếp 1999, 2001, 2003), VĐ tuyệt đối toàn Nhật Bản (3 lần liên tiếp 2001, 2002, 2003), VĐ hạng cân 100kg toàn Nhật Bản (2000, 2001, 2004) và chắc chắn là không thể bằng chức Vô địch Cúp Jigoro Kano năm 2005 - một giải đấu của các nhà VĐTG mọi hạng cân. Nhưng hình ảnh về anh gây ấn tượng nhất đối với tôi không phải là những cú ra đòn Uchimata hay Ouchi gari nhanh khủng khiếp mà là thái độ của anh trước thất bại tại Athens 2004. Năm đó, anh được trao trọng trách là đội trưởng của toàn bộ các đội tuyển thể thao Nhật Bản tham gia đấu trường lớn nhất hành tinh, kèm theo là kỳ vọng của cả đất nước Nhật Bản vào chức vô địch hạng 100kg. Không phải là hy vọng mà gần như ai cũng tin rằng chiếc HCV đã nắm chắc trong tay judoka huyền thoại đương đại này trong thời điểm anh đang ở đỉnh cao phong độ. Vậy mà anh đã thất bại. Anh đã thua ở cả trận tứ kết và trận tranh giải ...4. Một thất bại khiến người Nhật không thể tin được. Dù tại giải này đội tuyển Nhật đã hoàn toàn áp đảo với 8 HCV + 2 HCB/14 bộ HC nhưng họ đã cực kỳ sốc khi nghe tin đứa con cưng của mình chỉ dành vị trí thứ 5. Những tưởng judoka 5 đẳng Kodokan (đẳng cấp cao nhất của Judo hiện đại) sinh năm 1978 này sẽ khó có thể đứng vững tiếp ở đỉnh cao sau sự kiện Athens này. Tuy nhiên, anh đã trả lời, chỉ 1 năm sau đó, bằng chức Vô địch giải Jigoro Kano vô cùng khắc nghiệt... Một kết cục hoàn hảo trước khi anh rời khỏi đấu trường chuyên nghiệp để tiếp tục sự nghiệp học hành (anh đang làm luận văn Tiến Sĩ ngành Tâm Lý Học trường ĐH Tokai).

Lại chuyện về một judoka khác. Trận chung kết Judo toàn Saint Peterburg tại nước Nga năm 1970. Một chàng Sinh viên Khoa Luật gặp ĐKVĐ Châu Âu. Anh SV chiếm ưu thế rõ ràng bằng các đòn đáng ra phải được điểm Yuko. Nhưng các trọng tài không nghĩ thế. Người ta không thể chấp nhận một nhà VĐ Châu Âu thúc thủ trước một gã vô danh. Chàng SV không đoạt được chức Vô địch thành phố 25 năm sau đã trở thành người đứng đầu nước Cộng hòa Liên Bang Nga. Còn nhà vô địch nọ, thật không may, lại lãnh trọn cả băng đạn của các Bratva có liên hệ với Mafia giữa đường phố sau những trận chiến giành lãnh địa làm ăn.

Chợt liên tưởng đến các judoka Việt Nam. Sau những thành công tại đấu trường châu lục và khu vực, Cao Ngọc Phương Trinh trở về làm HLV, nhưng lại vướng vào chuyện sân si và phải chịu đôi điều tiếng thị phi của người đời. Nguyễn Linh Sơn, Văn Ngọc Tú, Lê Việt Dũng và nhiều người khác thường xuyên phải vật lộn với những chấn thương dai dẳng khắp người và với nền tảng kiến thức, kỹ năng của một VĐV thể thao, họ không dễ nhảy ra đua tranh với đời nếu không làm việc gì liên quan đến Judo. Dù sao, vẫn hơn một vài VĐV Judo đã giải nghệ mà tôi quen biết, người làm bảo vệ, người làm lái xe,... nói chung phần lớn anh em không phải thuộc loại có thể đua tranh với đời được. VĐV như thế, còn Liên Đoàn Judo Việt Nam cũng không làm được gì nhiều cho anh em VĐV mà chỉ lo đấu đá nhau là giỏi.

Đối với cá nhân mình, Judo là một môn thể thao tuyệt vời. Nhưng chỉ là để xem thi đấu và tập luyện nghiệp dư thôi. Không nên (và cũng không thể) trở thành Judoka chuyên nghiệp ở Việt Nam! Image

Saturday, 28 October 2006

Thời thơ ấu êm đềm...

Tối nay trước khi đi ăn lẩu - kem với vợ chồng nhà Hiếu - Mai, Nga - Thông, có chút việc dừng chân ở trước cổng trường tiểu học Điện Biên trên đường Quán Sứ chợt bắt gặp hình ảnh hai em bé học sinh lớp 2 trong lúc chờ bố mẹ đến đón về, lấy vở ra tập viết thật là dễ thương. Chợt nhớ lại hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước. Gần trọn mấy năm cấp 1, chiều tối nào sau khi tan học mình cũng bó gối ngồi ở cổng trường Tây Sơn đợi phụ huynh như thế. Thông thường, giờ học kết thúc lúc 4 rưỡi 5 giờ chiều, nhưng ở cái thời bao cấp đó gia đình công chức nhà nước nào chả khó khăn. Mẹ thường xuyên đi công tác miền Nam, có thời điểm phải đi suốt gần năm trời. Lúc ở nhà thì cũng hay phải kiếm thêm tiền bằng việc dán bìa carton, đan len hay nuôi lợn, gà. (Sao lợn với gà hợp với nhau thế nhỉ, mình tuổi gà nhất định phải yêu em tuổi lợn mới được Image) Bố thì đi học tiếng Anh buổi tối để chuẩn bị được cử đi tu nghiệp nước ngoài. Vậy là thằng bé học cách xa nhà 5km phải đợi ở trường cho đến khi bố hoặc mẹ cùng chiếc xe đạp nhãn hiệu gì đó cũng khá nổi tiếng mua mất 5 chỉ mình quên mất rồi mà nhất định không phải là Phượng Hoàng đến đón về, thông thường là khoảng 7 giờ tối. Những hôm nào được đón về sớm hơn - gọi là sớm thì bỏ rẻ cũng phải đợi bét ra là 1 tiếng, anh em chắc cũng biết 1 tiếng đối với một đứa trẻ con nó dài như thế nào - thằng bé thường được cho ăn quẩy nóng hoặc ngô nướng. Đến bây giờ, nó vẫn nhớ như in giấc mơ thủa ấu thơ là khi nào lớn lên, có tiền nhất định nó sẽ mua hết cả chảo quẩy ăn cho đã. Hihi, ở đây chú thích thêm là giấc mơ đó đã trở thành hiện thực vào năm lớp 7, học cùng thằng bạn nhà làm quẩy bán cho hàng phở, thế là thằng bé mua với giá gốc được cả một rổ quẩy nóng ăn một trận đã đời. Chỉ có điều từ đó về sau thằng bé chán luôn chả mấy khi ăn món này nữa. Hết chú thích!
Thằng bé lớp 2 vẫn nhớ nhiều lần, thường vào mùa hè, được chú Nam đón về. Ông chú vốn gốc lính khu Tư mới chuyển về Quân khu Thủ đô lại là một dân nhậu có hạng, thường lôi nó đi uống bia với đồng đội chiến hữu. Và không ai phải dạy, thằng bé thường chỉ uống có 2 vại 1/2 lít thôi. Và chỉ trong 2 hơi là xong. Hic, hơi ngượng là gần 20 năm sau thì tửu lượng thằng bé vẫn không lên được bao nhiêu. Vẫn chỉ 2 vại mà thôi!
Đấy là vài chuyện về buổi chiều tối. Giờ học hành trên lớp là buổi chiều nên như tất cả các lớp học ở quê mình, chả có vị gì đáng nói cả. Còn một buổi sáng điển hình của thằng bé là mẹ đưa đến nhà trọ, để nó đấy, đi làm và giao nó cho gia đình chủ nhà. Do đi học khá xa nhà, nên ngay từ năm lớp 1 đến suốt gần tiểu học mình đều trọ học. Chỗ ở đầu tiên chính là gia đình bác Thảo nhà ở gần lớp học của trường Tây Sơn ở phố Nguyễn Du. Đương nhiên là một thằng bé học sinh lớp 1 thì chưa ý thức được gì nhiều về những gì xung quanh. Chỉ nhớ là gia đình bác chủ nhà có 3 anh con trai cũng lớn rồi. Không biết là lớn đến mức độ nào, nhưng hồi đấy mình thấy họ lớn lắm! Hihi, lại chuyện nọ xọ chuyện kia, chợt nhớ hồi mình học lớp 2 sao mà thấy các anh chị lớp 3 làm Phụ trách đội eo ôi sao mà các anh chị ý giỏi xế, nào là dạy hát, dạy múa, dạy xếp hình,... Bao giờ lên lớp 3 mình có được như các anh chị ấy không nhỉ? Image Vậy thì chắc là mấy anh con trai vợ chồng bác chủ nhà chắc cũng chỉ là học sinh cấp 2, cấp 3 là cùng. Đến khi mình học những năm cuối cấp 2, thì biết được gia đình bác ý vẫn ở đó, và mở hàng rửa xe máy, ô-tô. Chắc là bây giờ cũng khá rồi! Còn điểm trường Tây Sơn ở phố Nguyễn Du ngày xưa thì bây giờ là một điểm ăn chơi chỉ dành cho các thương gia Nhật level cao cao đến Hà Nội. Cái tên Chagall chắc chẳng gợi ra điều gì với dân chơi Việt, nhưng đó là quán đầu tiên ở miền Bắc Việt phục vụ theo cách của người Nhật. Mãi mấy năm gần đây, từ khi có làn sóng đầu tư của Nhật thì ở khu vực Triệu Việt Vương, Bà Triệu,... mới có thêm nào là các thể loại Mizuho, Jun, Casablanca,... củ đậu gì đó.
Lan man quá, xin kể tiếp chuyện thằng bé trọ học. Đến năm lớp 2 thì thằng bé được gửi vào một nhà ở gần cuối phố Liên Trì cạnh đó. Ngày xưa Liên Trì không "hoành tráng" như bây giờ, nhưng xét về khía cạnh tương đối thì cũng chả kém cạnh gì đâu. Bạn nào không biết ngõ Liên Trì nổi tiếng về cái gì thì tự ráng mà chịu nhé, tớ không nói ra đâu!Image Vậy mà thằng bé ngây thơ Image lại được gửi vào ngay một nhà chuyên gầy sòng tổ tôm tam cúc, đứng đầu chính là vợ chồng bà già chủ nhà. Còn mấy anh chị con đẻ con rể nhà đó chắc chắn cũng không phải là thành phần bình thường trong xã hội bao cấp. Lúc đó mình không biết gì, chỉ thấy trên người cậu thanh niên con rể xăm chằng chịt hình một con rồng từ cổ xuống đến chân và suốt ngày bật nhạc vàng ỉ eo những gì mà "Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng,..." suốt cả ngày điếc cả tai. Dần dần cũng biết được hồi đó tay thanh niên này mới từ Hướng Coỏng về lấy con gái bà chủ nhà. Chắc cũng không giải thích gì nhiều, dân trại HongKong về với hình xăm rồng là đủ biết thuộc loại có số có má thế nào. Vậy mà hai năm liền thằng bé sống trong môi trường như thế nhưng không hề hé răng nửa lời với bố mẹ. Đến năm học lớp 9, lớp 10 gì đó khi kể chuyện, hai cụ nhà mình mới giật mình, và đã cực kỳ lo lắng không biết trong môi trường như thế thì thằng bé có học được thói xấu nào không. Hihi, khoe phát là từ bé chí lớn mình chưa bao giờ thả một con lô đề hay bóng bánh nào đấy ạ. Cùng lắm thì chỉ có đánh nhau thôi. Mà hồi bé, con trai thằng nào mà chẳng oánh nhau nhể!Image
...Oái, lúc đầu chỉ định viết entry vài dòng đầu thôi mà ngồi typing một lúc nó lại ra dài dài thế này nhỉ. Thôi thì thi thoảng dăm bữa nửa tháng cũng nên viết lại những kỷ niệm nho nhỏ để bạn bè đọc cho vui. Tất nhiên là không thể viết hoành tá tràng được như hồi ký của 2 ông bạn thân Georgi Konstantinovic Zhukov ("Nhớ lại và suy nghĩ") hay Gabriel Garcia Marquez ("Sống để kể lại") mà mình vốn rất thích, nhưng cũng gọi là "Mua vui cũng được một vài entry". Image

Tuesday, 24 October 2006

Tuổi Tân Dậu (1981) và tuổi Quý Hợi (1983) có hợp nhau không?

* Tân Dậu (1981 - nam): Mệnh: Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
* Quý Hợi (1983 - nữ): Mệnh: Đại Hải Thủy (Nước biển lớn)

Theo thuyết Năm Củ Hành ở đây hành Thủy sinh hành Mộc, há chẳng phải là sự kết hợp tốt lắm chăng? Tuy ở đây âm hơi thịnh, nhưng nếu 2 tuổi này kết hợp được với nhau thì hợp với tương sinh, thuận theo trời đất. Image Quỷ Cốc Tiên Sinh bạn anh đã dạy cấm sai!
==> Thế này thì anh không biết phải làm sao đây? Image

Monday, 16 October 2006

Hãy gọi điện cho mẹ

Hãy gọi điện cho mẹ
(Lời khuyên của người cha)


Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài ba người.
Mỗi năm ít nhất một lần con hãy chờ xem mặt trời mọc.
Nhìn thẳng vào mắt mọi người.
Nói lời “cảm ơn” càng nhiều càng tốt, cũng vậy, nói lời “làm ơn” càng nhiều càng tốt.
Hãy sống dưới mức con kiếm được. Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như thế.
Kết thêm những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ.
Hãy giữ kỹ những điều bí mật.
Con đừng mất thì giờ học các “mánh khóe” doanh nghiệp. Hãy học làm doanh nghiệp chân chính.
Dám chịu nhận những lầm lẫn của mình.
Con hãy can đảm. Dù tự con không được can đảm lắm thì cũng phải tỏ ra can đảm. Người ta không phân biệt một người can đảm và một người tỏ ra can đảm.
Con phải dành thời giờ và tiền bạc làm việc thiện trong cộng đồng.
Đừng bao giờ lường gạt một ai.
Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi gõ cửa nhà con rất khẽ.
Đừng làm cho ai mất hy vọng.
Con đừng cầu mong của cải, mà phải cầu mong có sự khôn ngoan, hiểu biết và lòng dũng cảm.
Đừng hành động khi đang giận dữ.
Con phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào thì luôn phải có mục đích và sự tự tin rồi hãy đến.
Đừng bao giờ trả công cho ai trước khi họ xong việc.
Hãy sẵn sàng thua một trận đánh để dẫn đến thắng một cuộc chiến.
Đừng bao giờ ngồi lê đôi mach.
Cẩn thận với kẻ nào không còn gì để mất.
Khi gặp một nhiệm vụ khó khăn, con hãy hành động như không thể nào bị thất bại.
Đừng giao du quá rộng. Phải học cách trả lời không một cách lễ phép và dứt khoát.
Đừng mong chờ cuộc đời đối xử sòng phẳng với con.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ.
Cẩn thận về đồ đạc, quần áo: Nếu định sắm thứ gì trên năm năm thì phải cố gắng sắm thứ tốt nhất có thể được..
Con hãy mạnh dạn trong cuộc sống.
Khi nhìn lại quãng đường đã qua, hãy tiếc những điều chưa làm được, chứ đừng tiếc những điều đã làm xong.
Đừng quan tâm đến bè nhóm. Những ý tưởng mới mẻ, cao thượng và có tác động đến cuộc sống luôn luôn là ý tưởng của những cá nhân biết làm việc.
Khi gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe, hãy nhờ ít nhất ba vị thầy thuốc khác nhau xem xét.
Đừng tập thói trì hoãn công việc. Làm ngay những gì cần làm đúng lúc phải làm.
Đừng sợ phải nói “tôi không biết”
Đừng sợ phải nói “xin lỗi, tôi rất tiếc…”
Hãy ghi sẵn những điều con muốn nói trong đời và thường xuyên tìm cơ hội có thể được để thực hiện.
Hãy gọi điện cho mẹ con.

Sunday, 15 October 2006

Một bài thơ hay!

Bài thơ dưới đây của Trần Vàng Sao - một người Huế - được viết trong những ngày tháng gian khó của cuộc kháng chiến chống Mỹ cách đây 40 năm (chính xác là năm 1967), thật giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm của một người yêu nước.  Nhớ hồi học cấp 3 thỉnh thoảng mình cũng trích dẫn một số câu từ bài thơ này trong các bài làm văn. Image  Đến giờ đọc lại vẫn thấy hay! Về sau mình có tìm hiểu thêm, thì thấy cuộc đời về sau của nhà thơ cũng thật lắm gian nan. Các bạn có thể tham khảo bài này trên báo Tuổi Trẻ Online: Chuyện "Một người yêu nước mình"

Bài thơ của người yêu nước mình
Trần Vàng Sao

Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông mía trắng bên sông
mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé
Tôi yêu đất nước này như thế
Mỗi buổi mai
bầy chim sẻ ngoài sân
gió mát và trong
đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng
Tôi vẫn sống
vẫn ăn
vẫn thở
như mọi người
đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
một vết bìm khô trên mặt đá
không có ai chia tay
cũng nhớ một tiếng còi tàu

Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
năm nay ngoài năm mươi tuổi
chồng chết đã mười mấy năm
thủa tôi mới đọc được i tờ
mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
nước sông gạo chợ
nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
sống qua ngày nên phải nghiến răng
cũng không vui nên mẹ ít khi cười
những buổi trưa buổi tối
ngồi một mình hay khóc
vẫn thở dài mà không nói ra
thương con không cha
hẩm hiu côi cút
tôi yêu đất nước này xót xa
mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng
thương tôi nên ở goá nuôi tôi
những đứa con nhà giàu hàng ngày chửi bới
chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi
ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới
thắp ba cây hương
với mấy cái bông hải đường
mẹ tôi khóc thút thít
cầu cha tôi phù hộ tôi nên người
con nó còn nhỏ dại
trí chưa khôn chân chưa vững bước đi
tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng
tôi yêu đất nước này cay đắng
những đêm dài thắp đuốc đi đêm
quen thân rồi không ai còn nhớ tên
dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng
áo mồ hôi những buổi chợ về
đời cúi thấp
giành từng lon gạo mốc
từng cọng rau, hột muối
vui sao khi còn bữa đói bữa no
mẹ thương con nên cách trở sông đò
hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
đêm nào mẹ cũng khóc
đêm nào mẹ cũng khấn thầm
mong con khôn lớn cất mặt với đời
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu mẹ tôi áo rách
chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu

Tôi bước đi
mưa mỗi lúc một to
sao hôm nay lòng thấy chật
như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc
con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
chim đậu trên cành chim không hót
khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
không ai cười không tiếng hát trẻ con
đá đất cỏ cây ơi
lòng vẫn thương mẹ nhớ cha
ăn quán nằm cầu
hai hàng nước mắt chảy ra
mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi
ngày mai mua may bán đắt
tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế
như yêu cây cỏ trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
thủa tóc kẹp gái ngoan học trò
áo trắng và chùm hoa phượng đỏ
trong bước chân chim sẻ
ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
hay nói chuyện huyên thuyên
chuyện trên trời dưới đất rất lạ
chuyện bông hoa mọc một mình trên đá
cứ hay cười mà không biết có người buồn
sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn
khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
ngó cây cam cây cải
thương mẹ già như chuối ba hương
em chưa buồn
vì chưa rách áo
tôi yêu đất nước này rau cháo
bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
áo đứt nút qua cầu gió bay
tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan
tôi yêu đất nước này lầm than
mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
ăn rau rìu rau có rau trai
nuôi lớn người từ ngày mở đất
bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng

Tôi đi hết một ngày
gặp toàn người lạ
chưa ai biết chưa ai quen
không biết tuổi không biết tên
cùng sống chung trên đất
cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
cùng có chung tên gọi Việt Nam
mang vết thương chảy máu ngoài tim
cùng nhức nhối với người chết oan ức
đấm ngực giận hờn tức tối
cùng anh em cất cao tiếng nói
bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do
bữa ăn nào cũng phải được no
mùa lạnh phải có áo ấm
được nói cười hát ca yêu đương không ai cấm
được thờ cúng những người mình tôn kính
hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định

Tôi trở về căn nhà nhỏ
đèn thắp ngọn lù mù
gió thổi trong lá cây xào xạc
vườn đêm thơm mát
bát canh rau dền có ớt chìa vôi
bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc
mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử
đất nước hôm nay đã thấm hồn người
ve sắp kêu mùa hạ
nên không còn mấy thu
đất nước này còn chua xót
nên trông ngày thống nhất
cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
lòng vui hôm nay không thấy chật
tôi yêu đất nước này chân thật
như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
và yêu tôi đã biết làm người
cứ trông đất nước mình thống nhất

19/12/1967

Thursday, 12 October 2006

Một chút tĩnh tâm...

Đã lâu lắm rồi mình mới có một chút thời gian tĩnh tâm để nhìn nhận lại tất cả mọi việc đã qua trong 3 năm vừa rồi.  Học theo bác Bình Thánh Gióng với lý thuyết Năm Củ Hành nổi tiếng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của công ty tin học hàng đầu Việt Nam, mình cũng sẽ viết theo 5 điều mà mình coi là quan trọng nhất của cuộc sống. Áp dụng cả lý thuyết của ông bạn thân Nash trong bộ phim A Beautiful Mind, mục đích của mình là sự cân bằng (Equilibrium) của cả 5 yếu tố cơ bản này.

1. Gia đình 

Hôm nay là ngày em gái vừa về nhà sau một thời gian ra nước ngoài sống cùng bố mẹ.  Vậy là cân bằng, hai cụ chăm sóc nhau ở nước ngoài, 2 anh em "bảo ban" nhau.  Nói chung thì đứa em cũng được cái là chăm chỉ, ngoan ngoãn, chịu khó nên mình cũng yên tâm. Có điều là nó cũng chưa được tiếp xúc nhiều đến xã hội, chỉ chơi với đám bạn bè cũng hiền lành và cả nhà cũng không nói nhiều với nó về những điều ngoắt ngoéo của cuộc sống. Mình cũng hơi lo khi nó chuẩn bị tốt nghiệp và đi làm. Mà cũng chả sao, đi làm mấy tháng là nó sẽ trưởng thành ngay thôi. Với tính cách như vậy, nó thi được vào một ngân hàng hoặc văn phòng nào đó là ổn thỏa.  Nhưng nghĩ kỹ lại thì chính ra nó cũng cá tính phết. Bằng chứng là rất hay bật lại ông anh nó. Image Hơn nữa, vừa rồi trong kỳ thi cái gì mà Young Leader của FPT nó cũng đã vượt lên hàng trăm người khác để lọt vào danh sách cuối cùng để đào tạo nên thế hệ lãnh đạo mới của công ty tin học được coi là, và tự nhận là hàng đầu Việt Nam. Chuyện công ăn việc làm thì cứ từ từ, trước tiên phải hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trường Đại học trước đã, em nhé!

Cô con gái rượu về nước, 2 cụ nhà mình lại phải sống với nhau, dù trong một biệt thự có bể bơi rộng hơn ở nhà rất nhiều. Mình hiểu các cụ cũng chỉ mong hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, để rồi về Việt Nam thực hiện 2 ước mơ. Một là thỉnh thoảng nấu canh hến, cuốn chả lá lốt và om một hũ trám đen là những món Tuấn thích nhất. Hai là xây một ngôi nhà ở một vùng đồi núi nào đó, sớm hôm cuốc đất trồng cây, chăm hoa, thả cá, thỉnh thoảng Tuấn đánh xe lên đón về chơi Thủ đô. Image Nhưng cũng phải 2 năm nữa các cụ mới về hẳn được, trừ khi tình hình bản địa có những diễn biến phức tạp như chiến tranh chẳng hạn.

Ngẫm nghĩ lại kể ra mình cũng thương các cụ. Khoảng 5 năm gần đây, tính ra thời gian cả nhà sống cùng với nhau có lẽ không được một vài tháng. Mình thì cứ đi suốt suốt, sang Nhật học, rồi lại sang Nhật làm việc,  sang Tây Á, tìm kiếm cơ hội ở Đà Nẵng,  lang thang ở Lào, Thái Lan, rồi gần chục tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, chả có mấy khi sống cùng bố mẹ.  Thôi thì cũng tâm niệm rằng cuộc sống đó cho mình gặp gỡ đủ thể loại người, giúp mình hiểu được nhân tình thế thái (phần nào thôi),  cũng như bao nhiêu là trải nghiệm.

2. Sức khỏe

Thật dở là giờ đây mình không còn duy trì được thói quen tập thể thao nữa. Lúc nào cũng lôi một lý do dễ được tặc lưỡi tha thứ là quá bận rộn với công việc. Không! Mình không thể tha thứ cho lý do đó được. Image Nhưng phải sắp xếp thế nào đây? Làm gì có thời gian trống nữa!!! Hay là quay lại lịch như hồi ở Đè Néng sáng 4h30 dậy chạy một vòng 4 km dọc bờ sông Hàn lộng gió? Ở Hà Nội thì sẽ thay bằng 2 vòng quanh hồ Bảy Mẫu chăng?Image Dậy sớm nghe chừng hơi khó nhưng nhất định kể từ tháng 11 sẽ đi tập lại Judo ít nhất 1 tuần 2 buổi chiều. (Comment của Tuấn: Ê thằng kia, sao mày không đi tập ngay từ hôm nay hoặc ngày mai đi? Mày nói tháng 11 thì chắc chắn đến tháng 11 lại lần lữa đến tháng 12. Mà tháng 11 năm nào hả? Image)

Thế đã đành, nhưng điều còn tệ hại hơn nữa là dạo này mình hút thuốc lá hơi bị nhiều. Có lẽ đi tập thể thao thì sẽ giảm hẳn được chăng? Trước mắt thì ngày mai phấn đấu chỉ đốt dưới 5 điếu thôi. Image

3. Công việc và học hành

Có vô số điều phức tạp và nhức đầu. Nhưng nói chung là không có gì đáng phàn nàn.

4. Kinh tế

Hiện tại thì vẫn đang tự tin là hoàn toàn sống và tiêu xài được bằng tiền mình làm ra. Sau này thế nào thì chưa biết.  Image

5. Chuyện tình cảm


Mình vẫn luôn luôn tự tin vào khả năng lập kế hoạch, đánh giá tổng thể, cũng như thực hiện được các kế hoạch đó, cho cả công việc và cá nhân. Một anh sếp cũ đã nhận xét là mình thiên về chiến lược (strategical) hơn là chiến thuật (tactical). Khoe tí là chả thế mà dù mình đã rời công ty cũ 1 năm nhưng những gì trước đây mình đánh giá về thị trường và khách hàng thì sau thì mọi diễn biến gần như chính xác dù ban đầu chỉ có rất ít lãnh đạo đồng ý với các nhận định đó. Kế hoạch cá nhân cũng vậy, tất cả những gì mình đang thực hiện đều đúng như các đường đi nước bước mà chính mình vạch ra. Chỉ có một điều mà mình không bao giờ thể lập plan được: Tình cảm. Làm sao mà mình biết trước được là sẽ gặp và quen biết em trong một hoàn cảnh ngẫu nhiên đến như vậy? Rất có thể em sẽ vào đọc entry này.  Nếu vậy, anh chỉ muốn nói một cách đơn giản là: ... 

À, điều đó thì anh đã nói với em rồi và chỉ em và anh biết mà thôi, em đồng ý không nào?Image

Thursday, 5 October 2006

River of Nine Dragons



<An interesting essay by an English-Japanese couple, originally published in The Japan Times>

River of Nine Dragons
Rice rats and romance on the 'River of Nine Dragons'

By HUGH and MIDORI PAXTON
The rusty boat farts, coughs and chugs slowly along the narrow river channel, a skinny boy perched on its prow shouting directions back to the captain (who does almost as much farting and coughing as his geriatric craft). There's the slop and slosh of oily water round my boots. Three rice rats are busy in the bilges.

On each side of the smooth, coffee-brown water, exuberant subequatorial vegetation leans out, at times forming a tunnel that smothers the sunlight.

Doomed monologue
This is what I wanted. The Mekong Delta. Romance. Adventure. But as we progress, I note dismally that my guide is diligently confirming all the Mekong Delta boat trip tips that I gleaned during research in Saigon; the man, like many a Mekong guide, is a thoroughly seasoned pain in the rear end.

Instead of offering any remotely interesting information, he's maintained a doomed monologue regarding his unrelenting financial and family problems for well over two hours, and if there were still crocodiles in this part of the delta I'd have thrown him overboard after 10 minutes.

Unfortunately there aren't.

Estuarine crocodiles still cruise the coastal mangroves -- and if you want a bit of peace, these immense, potentially lethal reptiles remain a guide-besieged tourist's best friend -- but irritatingly in most of the delta they are gone.

Chuck this guy into the Mekong and he'd just doggy-paddle after the boat listing the high costs of dry cleaning his clothes. Or the little runt would drown and I'd end up joining Gary Glitter's "gang" in a prison cell (not an enticing prospect).

So I forget the guide! Tune out the persistent quacking! I just take in the view.

Some view! This is just how a Vietnam boat trip should look. A perfect location shoot for "Apocalypse Now II" or, God forbid, another crummy "Rambo" movie.

Jungle. Muddied waters. The swirl of huge catfish in the tangled mangrove roots.

Adventure!

The Mekong River is one of the big ones, and like other Southeast Asian giants its source lies in yeti country -- the high plateau of Tibet.

Breakup and dissolution

Snowmelt heads first into China, then reorganizes its itinerary to take in the sights of Indochina. It flows between Laos and Myanmar, then crosses Laos and serves a second turn at border demarcation, this time between Laos and Thailand. It then checks out Cambodia before rounding off its grand tour in Vietnam, where it splinters into countless channels before emptying into the South China Sea. The Vietnamese name for this final breakup and dissolution is Song Cuu Long, which translates as "River of Nine Dragons."

Strictly speaking, given the number of channels that snake through the mangroves, it ought to be called the "River of Innumerable and Constantly Changing Dragons."

En route from Tibet, the Mekong accumulates a tremendous quantity of silt, that it leaves behind in the form of the Mekong Delta. The Mekong is advancing into the South China Sea at a rate of 80 meters per year, making it one of world's largest deltas. And, thanks to the river silt, one of the most fertile areas on earth.

This is Vietnam's "rice basket." Over half is under cultivation, and the paddies not only feed the domestic population (with the help of the Red River Delta in the north) but also provide the country with a significant export crop. Thailand still remains the world's largest exporter of rice, but Vietnam is now, despite decades of incompetent communist administration and moronic agricultural collectivization, number two.

This may change. The Vietnamese, some experts warn, are overdoing the fertilizers, pesticides and paddy-building, and are overtaxing the productive capacity of the land.

Killing snakes for meat or traditional Chinese medicine isn't helping either. My three fellow travelers, the rice rats, are reproducing at an alarming rate. Their chief opposition, snakes, are declining at an equally alarming rate.

But for the time being at least, rice remains omnipresent. While the rice paddies glow green and the water buffalo and laboring women in their conical "mushroom" hats are picturesque, it is the wilder bits of the delta that are the most interesting to explore.

Vietnam's had a rough time of it, ecologically speaking. Almost the entire country was once engulfed in forest, but for several thousand years humanity has been working hard to stop that sort of nonsense.

Despite the onslaught of machetes, chain saws, Agent Orange, population growth, pesticides and so on, the country nonetheless still routinely throws up surprises. Scientists discover new species on a regular basis, and there are still a few tigers, wild elephants, forest ox, leopards and bears.

But you need a proper guide to find them. Not some wheedling extortionist like the one I hired.

And your best bet is to look for them near the Laotian border. Not in the Mekong Delta. The wildlife here is mainly under water, in the air, or on the run.

Or -- I should have known it -- in a restaurant owned by -- but who else? -- a friend of my guide.

We hit Dragon Island. Nice enough. Makes an effort to interest its visitors by showing them how to brew (and buy) banana wine and make honey and candy. Exhibits different and rather exciting locally grown tropical fruits.

Stuffed into cages
But stuffed into cramped cages are a python, a monitor lizard, a huge freshwater turtle and some cobras. All prey on rice rats.

"This a zoo?" I inquire. "If so, it sucks."

"No," answers my guide. "You eat them. I get you good price. The Taiwanese they pay more because they are Chinese. You are American!"

"British," I correct him sternly.

"You can pay in pounds!"

Timing is important when planning a delta excursion. At the height of the dry season many of the smaller channels and canals are so shallow that access by boat is impossible. During the rains, which start in May, the Mekong rises. Thanks to rampant deforestation in Cambodia, recent years have witnessed flooding, submerged roads, mass evacuations and hundreds of fatalities. The upside to the deluge is that boat travel is easy.

Not much consolation to the seasonal refugees, admittedly.

But first and foremost, this column advises that no matter what time of year you plan your delta exploration, you hire a guide. Hopping on the boat when his back is turned, bribing the captain to clear off ASAP, and marooning the monster on Dragon Island will make the rest of your trip so very, very enjoyable.

Source: http://search.japantimes.co.jp/cgi-...20060402hm.html

Sunday, 1 October 2006

Sách sắp xuất bản



"Một quan điểm sinh thái học về lịch sử - Văn minh Nhật Bản trong bối cảnh thế giới"



Lời giới thiệu


Dành cho độc giả Việt Nam

Tokyo, tháng Tám 2006


Kenichi Ohno


Diễn đàn Phát triển Việt Nam/GRIPS



Khi nghiên cứu lịch sử hiện đại Nhật Bản, chắc chắn câu hỏi then chốt đối với một nhà nghiên cứu sẽ là: Tại sao Nhật Bản, một quốc gia vào đầu thế kỷ 19 dường như rất lạc hậu xét trên mọi khía cạnh, lại có thể thành công một cách nhanh chóng và ngoạn mục như vậy trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hơn tất cả các nước đang phát triển không thuộc phương Tây?



Sau hơn hai thế kỷ thi hành chính sách đóng cửa với nước ngoài, Nhật Bản bắt đầu mở lại các hải cảng cho giao thương với phương Tây vào năm 1854. Dù bị sức ép của toàn cầu hóa và chủ nghĩa thực dân, Nhật Bản không chỉ tránh khỏi bị phương Tây xâm lược mà còn tiếp thu được công nghệ mới, xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại và, đến đầu thế kỷ 20, đã vượt qua Vương quốc Anh để trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Nhật Bản chỉ mất nửa thế kỷ để đạt được kỳ tích này và gia nhập nhóm Big Five, nhóm nước quyền lực nhất vào thập niên 1920. Cần phải nhắc lại rằng điều này được thực hiện hơn một thế kỷ trước, khi không hề có những khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành để trợ giúp cho các nước kém phát triển. Tất cả chi phí, bao gồm những mức lương cao dành cho cố vấn nước ngoài và giáo viên, đều do người Nhật chi trả.



Gần đây hơn, nước Nhật lại làm cho cả thế giới ngạc nhiên với sự phát triển thần kỳ trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau khi bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn vào năm 1945, nước Nhật đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào khoảng năm 1970. Dù sau đó có những bước thăng trầm trong môi trường kinh doanh, nước Nhật vẫn luôn duy trì được vị thế của một quốc gia hàng đầu về công nghệ cao. Các sản phẩm của Nhật như ô tô, xe máy và đồ điện tử gia dụng vẫn nổi tiếng toàn cầu về chất lượng cao.



Một câu hỏi có liên quan là, tại sao nước Nhật là quốc gia duy nhất ở Đông Á từng đi xâm chiếm các nước khác và xây dựng các thuộc địa riêng ở thế kỷ trước, trong khi các nước khác trong vùng, kể cả Việt Nam, lại thuộc về phía bị xâm lược và thực dân hóa? Rõ ràng là chủ nghĩa bành trướng quân phiệt Nhật đạt đỉnh điểm vào thập niên 1930 và 1940 phải có gì đó liên hệ chặt chẽ với khả năng kinh tế vượt trội của nó.



Việt Nam cũng là một thành viên trong vùng Đông Á có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản. Đất nước này có địa hình kéo dài và đường bờ biển dài. Gạo và cá là thức ăn chính. Mật độ dân cư cao. Cộng đồng làng xã đóng một vai trò quan trọng tạo nên bản sắc quốc gia. Phật giáo và ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong văn hóa. Nhân dân thì nổi tiếng lao động chăm chỉ và ham mê kiến thức. Nhưng lịch sử hiện đại của Việt Nam lại rất khác so với Nhật Bản. Việt Nam trở thành thuộc địa vào năm 1887 và đã phải chiến đấu trong một chiến đấu kéo dài và cam go để dành lại độc lập khỏi người Pháp và người Mỹ. Việt Nam mới chỉ mở cửa nền kinh tế với phương Tây gần đây, vào đầu thập niên 1990, và bắt đầu nâng cấp công nghệ và các ngành với sự giúp đỡ của Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các nhà tài trợ khác. Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Nhưng không thể phủ nhận rằng hiện tại Việt Nam đang cách xa Nhật Bản về mức thu nhập cũng như về công nghệ. Tại sao hai nước chúng ta lại có những bước đi lịch sử khác nhau đến như vậy dù điểm khởi đầu dường như tương tự nhau? Phải chăng đó là do vận may, hoặc có những lý do nào đó sâu sắc hơn?



Có lẽ những câu hỏi này là quá lớn đối với những người phải bận rộn với cuộc sống hàng ngày hoặc những viên chức luôn phải thực thi những nhiệm vụ ngắn hạn. Nhưng khía cạnh lịch sử to lớn đôi khi lại có ích và rất cần thiết khi một người mong muốn chỉ ra định hướng của đất nước cho những thế hệ kế tiếp. Khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, nên chăng cần dừng lại một chút và lắng nghe lời lẽ của các học giả có sự quan tâm rộng hơn. Tôi tin rằng những ý tưởng của Tiến sỹ Tadao Umesao không chỉ thú vị ở góc độ học thuật mà còn khơi gợi cho việc trả lời những câu hỏi lớn như chúng ta đặt ra ở trên. Lý thuyết của ông được trình bày rõ ràng trong cuốn sách và không cần thiết phải nhắc lại ở đây. Tôi thành thật hy vọng rằng độc giả Việt Nam sẽ mở rộng tầm nhìn khi tiếp xúc với nhãn quan về thế giới độc đáo, kỳ thú nhưng giàu sức thuyết phục của Tiến sỹ Umesao.


Dự án dịch cuốn sách của Tiến sỹ Umesao sang tiếng Việt do Nguyễn Đức Thành, một sinh viên Tiến sỹ của tôi tại Học Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Gia (National Graduate Institute for Policy Studies – GRIPS) ở Tokyo, đề xuất. Hàng năm, trong buổi lên lớp đầu tiên khóa học về Phát triển Kinh tế Nhật Bản, tôi đều thảo luận quan điểm về thế giới của TS. Umesao với vai trò là kiến thức nền tảng hữu dụng nhất trong việc tìm hiểu những thành tựu của Nhật Bản từ thời Edo đến thời Heisei (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 21). Nguyễn Đức Thành rất ấn tượng với quan điểm này và mong muốn chia sẻ với mọi người ở đất nước anh. ABCD cũng tham gia vào nhóm dự án. Cả bản tiếng Anh và bản tiếng Nhật đều được tham khảo vào đối chiếu, trong đó bản tiếng Anh được lấy làm bản gốc để chuyển ngữ. Giáo sư Nguyễn Văn Kim (trường Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà nghiên cứu Nhật Bản hàng đầu ở Việt Nam, đã kiểm tra toàn bộ bản dịch với bản gốc một cách nghiêm túc về sự chính xác của nội dung và thuật ngữ. Ông cũng đã viết thư trực tiếp cho TS. Umesao để đảm bảo chất lượng của bản dịch.


Với sự kính trọng cao nhất, tôi xin được gửi lời cám ơn TS. Umesao đã cho phép chuyển ngữ công trình lớn của ông sang tiếng Việt, GS. Kim với sự hỗ trợ chuyên môn tuyệt vời, và hai dịch giả vì nỗ lực và niềm mê say của họ. Tôi cũng biết ơn trường Đại học GRIPS nơi tôi làm việc, đã hỗ trợ tài chính cho bản dịch.



Bạn sẽ mua cuốn sách này chứ?




Mua ít nhất 3 cuốn

1


Mua 2 cuốn

1


Mua 1 cuốn

2





Sign in to vote