Monday 31 December 2007

Entry for January 01, 2008

Ngày đầu tiên của năm mới, đi thăm khu di tích K9 - Đá Chông. Thật là một chuyến ngắn nhưng nhiều ý nghĩa, hy vọng năm nay sẽ là một năm tốt lành đối với gia đình, người thân và bạn bè...

Đồi Đá Chông nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc quần thể núi Ba Vì, huyện Bất Bạt, có độ cao 150 m so với mực nước biển, địa thế giáp gianh ba tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Sơn Tây.Tên gọi Đá Chông có từ thời ngàn xưa trong cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,ngày nay quãng ven con sông Đà này,bên bờ vẫn còn thấy những dãy chông đá,nhọn như hình răng cưa,ngăn dòng nước hung dữ năm xưa… Vào những năm 50 của Thế kỷ XX, nơi phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình” này có mật danh là K9. Và ngày nay được gọi là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9- Đá Chông ( gọi tắt là Di tích K9).
Tháng 5 năm 1957, trong một lần Bác đến thăm Trung đoàn bộ binh 88 thuộc Sư đoàn 308 cùng Trung đoàn pháo binh 63 và một đơn vị bộ đội thiết giáp diễn tập bên sông Đà, Bác và các đồng chí cùng đi đã dừng chân, ăn cơm trên một quả đồi. Nhận thấy nơi đây có nhiều điểm thuận lợi về địa hình, thời tiết, giao thông: có rừng cây, có núi, có sông, thuận tiện giao thông, gần Thủ đô…, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý muốn chọn nơi này là căn cứ của Trung ương, đề phòng chiến tranh có thể mở rộng ra miền Bắc. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến khảo sát lại khu vực này vào đầu năm 1958. Sau chuyến khảo sát này, đến giữa năm 1958, Khu làm việc của Trung ¬ương ở Đá Chông đã được khởi công xây dựng với tên gọi là Công trường 5 với ba hạng mục xây dựng là:
- Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và làm việc.
- Khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo.
- Khu C dành cho anh em bảo vệ và phục vụ.
Từ năm 1960, Công trường 5 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này được gọi theo mật danh K9.
Trong 9 năm (1960-1969), K9 đã nhiều lần được vinh dự đón Bác cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị lên làm việc và nghỉ ngơi.
Ngày 20/6/1959, Bác lên thăm và khảo sát tình hình thi công, xây dựng ở Công trường 5 (K9).
Khoảng đầu tháng 3/1961, Bác đã cùng đồng chí Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ lên thăm K9. Chuyến đi này, Bác cùng đại sứ Hà Vỹ chuẩn bị sẽ đón tiếp đoàn của bà Đặng Dĩnh Siêu-phu nhân Thủ tướng Chu Ân Lai lên thăm quan khu Đá Chông nhân dịp bà dẫn đầu đoàn đại biểu phụ nữ Trung Quốc sang thăm và dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ III.
Ngày 13/3/1961, Bác đưa đoàn đại biểu phụ nữ Trung Quốc do bà Đặng Dĩnh Siêu dẫn đầu lên thăm, đồng chí Đại sứ Hà Vĩ cũng cùng đi. Bác đã đưa đoàn đi thăm rừng thông và toàn cảnh khu vực Đá Chông. Trong chuyến thăm, Bác và bà Đặng Dĩnh Siêu đã trồng cây, chụp ảnh lưu niệm… Buổi trưa, Bác mời đoàn dùng cơm thân mật tại Nhà khách.
Ngày 24/1/1962, trong dịp đoàn đại biểu quân đội Liên Xô do anh hùng Titốp, phi công vũ trụ nhà nước Xô Viết dẫn đầu sang thăm Việt Nam, Bác đã đưa đoàn lên thăm Khu di tích, thăm phong cảnh núi rừng, rừng thông, đi săn và bơi thuyền. Bác cùng anh hùng Titốp đã trồng hai cây Vàng Anh lưu niệm tại đây. Trưa hôm đó, Bác đã mời đoàn dùng cơm tại nhà khách của Khu di tích.
Một lần Bác cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị lên họp.Một lần Bác lên làm việc và gặp gỡ cán bộ ở đây, Bác đã cùng anh em cán bộ ăn cơm rất thân mật, gần gũi.
Dù Bác lên ở và làm việc tại K9 không thường xuyên nhưng mỗi con đường, mỗi ngôi nhà, mỗi hàng cây ở đây vẫn in đậm hình bóng Bác.
Sau khi Người qua đời, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta mong bảo vệ và giữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ để sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế mãi mãi được viếng thăm Bác. Thể theo nguyện vọng đó, trong khi đất nước còn có chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta còn đang hướng tới việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã quyết định chọn K9 làm nơi bảo vệ, giữ gìn thi hài Bác từ ngày 24/12/1969 và phải tuyệt đối bí mật. Khu vực này có nhiều điểm thuận lợi như nhà cửa, hầm công sự đã có sẵn, địa thế nằm trong dải rừng dài, rộng, nên thuận tiện cho việc phòng thủ và giữ bí mật.
Sau một thời gian thi hài Bác được giữ gìn, bảo vệ ở Đá Chông, ngày 23/5/1970, Hội đồng khám nghiệm gồm chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đã tổ chức khám nghiệm thi hài và kết luận: “Qua 8 tháng đầu bảo vệ, giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một nước khí hậu nhiệt đới, mặc dù phải di chuyển xa nhưng hình dáng bên ngoài và các bộ phận trên cơ thể Người vẫn được bảo tồn đầy đủ, phù hợp với hình thể lúc Người còn sống”. Trên cơ sở đó, Trung ương quyết định lấy K9 làm nơi giữ gìn và bảo vệ thi hài Bác..
Đêm 20, rạng ngày 21/11/1970, trực thăng Mỹ đổ quân xuống khu vực thị xã Sơn Tây hòng cứu thoát số phi công Mỹ bị giam ở đây. Điều này khiến ta phải đặt ra những phương án bảo vệ thi hài Bác ở khu vực K9. Ngày 24/11/1970, Trung ương Đảng quyết định di chuyển thi hài Bác về Hà Nội. Bác về Hà Nội mới được vài tháng thì mưa lũ lên cao, theo dự đoán thì mức nước sẽ tàn phá đê điều làng mạc nghiêm trọng, do vậy, 13h ngày 18/8/1971, thi hài Bác được đưa trở lại K9. Việc di chuyển này rất khó khăn phức tạp, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả không thể lường hết được. Do tình hình chiến tranh phức tạp, bầu trời K9 lúc này luôn đầy tiếng máy bay giặc Mỹ, 21 h ngày 11/7/1972, đoàn xe chở Bác được lệnh rời K9 và 0h15’ ngày 12/7, Bác đã về yên nghỉ ở một vị trí trong hang núi bên kia sông đến khi Hiệp định Paris đ¬ược ký kết, Mỹ ngừng ném bom hoàn toàn miền Bác thì Bác lại được đưa trở lại K9. Đây cũng là lần thứ năm các chiến sỹ Đoàn 69 thực hiện việc di chuyển thi hài Bác.
Sau khi việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đ¬ược hoàn thành ngày 22/8/1975, thi hài Bác được đưa về gìn giữ, bảo quản để đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế về thăm viếng Bác.
Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9-Đá Chông là di sản văn hóa vô giá. Nơi đây in dấu những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc trong những năm tháng lãnh đạo đất nước. Người đã tiếp đón bạn bè quốc tế thân thiết tại đây. Đây còn là nơi an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn, bảo vệ thi hài Bác Hồ từ năm 1969-1975.

Sunday 16 December 2007

Báo Lao Động điểm sách Umesao Tadao

"Lịch sử thế giới nhìn từ quan điểm sinh thái học"


Lao Động Cuối tuần số 49 Ngày 16/12/2007 Cập nhật: 2:22 AM, 16/12/2007
http://laodong.vn/Home/ldcuoituan/2007/12/68784.laodong



(LĐCT) - Những phát hiện sâu sắc có tính gây chấn động của giáo sư Umesao Tadao đã được lý giải trong cuốn "Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học: Văn minh Nhật Bản trong bối cảnh thế giới".

Vì sao nền văn minh Nhật Bản lại có những nét tương đồng với văn minh Tây Âu? Vì sao các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản đã trải qua những hiện tượng song song trong lịch sử, mà không phải quốc gia Châu Á nào khác?

Nhật Bản là hiện tượng kỳ lạ trong lịch sử Châu Á, là nước duy nhất thành công một cách nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ mất nửa thế kỷ để trở thành một trong ngũ cường gồm các nước phương Tây từ thập niên 1920.

Và trong các thế kỷ trước, Nhật là quốc gia duy nhất ở Đông Á từng đi xâm chiếm các nước khác và xây dựng thuộc địa riêng. Umesao lý giải: "Sự song hành giữa các nền văn minh Nhật Bản và Tây Âu là do cấu trúc sinh thái của toàn bộ lục địa Á-Âu".

Ông Tadao chia cựu thế giới thành 2 vùng: Vùng 1 và vùng 2. Các nước vùng 1 gồm Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản; vùng 2: Từ Nga, đến Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nam Tư, Morocco (các vùng đang phát triển).

Đức và Nhật tuy cách xa về địa lý, nhưng con đường của hai nước giống nhau lạ lùng, cả hai đứng dậy sau tro tàn thất trận, trong chiến tranh đều do chính quyền phátxít cai trị.

Anh và Pháp cũng đều có thái độ hiếu chiến đế quốc và xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Còn vùng 2 là các nước thuộc địa, hoặc nửa thuộc địa trước chiến tranh, hoặc chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn. Trong quá khứ, đã từng có một số đế quốc lớn ở vùng 2.

Một số nước, như nước Nga dưới thời Sa hoàng, đã thực hiện những cuộc xâm lăng kiểu đế quốc chủ nghĩa, nhưng vì các nước này không có trụ đỡ của chủ nghĩa tư bản nên điều kiện của họ khác xa so với những cường quốc đế quốc chủ nghĩa trong vùng 1.

Rất nhiều cuộc cách mạng diễn ra ở các nước vùng 2, từ cách mạng dân tộc Trung Quốc đến cách mạng Ai Cập, cách mạng vô sản Nga..., trong khi không một nước vùng 1 nào trải qua cách mạng trong suốt 30 năm ấy. Giữa vùng 1, vùng 2 có những dị biệt lớn.

Tadao chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản hiện đại là hệ thống kinh tế đặc thù của các nước vùng 1. Họ có giới tư sản phát triển sớm và mạnh mẽ. Tất cả các nước này đều trải qua thời kỳ phong kiến. Nhưng vùng 2 thể hiện một kịch bản trái nghịch: Hệ thống tư bản chủ nghĩa kém phát triển.

Cách mạng thường đưa đến sự trỗi dậy của nền độc tài, chứ không phải trao quyền cho giới tư sản. Hệ thống đặc thù của các nước vùng 2 trước cách mạng không phải là chế độ phong kiến, mà là chế độ chuyên chế hay thực dân. Dưới những điều kiện này, giới tư sản thật khó lòng phát triển".

Tính khai mở của công trình là ở chỗ, giáo sư Umesao đã sáng tạo ra một khái niệm mới - Trung phương (Mediant) nổi tiếng. Trong đó có văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Arab - thế giới của Hồi giáo.

Trung phương cũng là cái nôi sáng tạo và nuôi dưỡng những tôn giáo lớn nhất thế giới. Quan điểm về sự tồn tại của thế giới Trung phương và những đóng góp vĩ đại của nó đã thay đổi cách nhìn về "Thuyết hai thế giới" (tức chỉ thừa nhận phương Đông, phương Tây). Đồng thời, ông phát hiện thấy xã hội vùng Trung phương còn ẩn chứa nhiều thách thức và cả những vấn đề nan giải. Ông lưu ý rằng không thể coi Nhật Bản là một bộ phận của Tây Âu.

Theo dòng mạch tư duy đó, ông phê phán quan niệm hướng về lục địa của một số thể chế Nhật Bản và khuyên chính phủ nước này cần có tầm nhìn về đại dương. Cũng theo đó, Nhật Bản không thể là mô hình hiện đại hoá cho các quốc gia Châu Á.

Ông cho rằng, bản lĩnh của một dân tộc là phải biết tiếp nhận những giá trị khác biệt và tái điều chỉnh. Trong sách còn có những phân tích độc đáo về một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Umesao Tadao là một nhân vật kiệt xuất trong giới trí thức Nhật, không chỉ trong giới nhân chủng học, mà trong giới trí thức hàng đầu. Sinh năm 1920, ông từng đi khắp nước Nhật, sau đó ở Châu Phi và nhiều nước Châu Á..., đã có tuyển tập gồm 23 cuốn sách có giá trị. Ông dạy ở các trường đại học, sau đó làm Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học 1974, kiến dựng bảo tàng Dân tộc học quốc gia, được trao nhiều huy chương, huân chương, giải Cành cọ Hàn lâm về học thuật của Pháp.

Minh Thi

Friday 12 October 2007

Entry for October 12, 2007



.... Một chiều đông gió hun hút thổi trên đường phố Hán Thành.... Ghé vào Bandi & Luni mua được 2 cuốn sách mới "The Age of Turbulence: Adventures in A New world" của Alan Greenspan và cuốn sách hay nhất về lịch sử đương đại 2 miền Triều Tiên "The two Koreas" của Don Oberdorfer....

....Ngày mai mình dự định sẽ đến Khu Phi quân sự và Bàn Môn Điếm...Trông sang bên kia là đất của Dear Leader... Người đang làm gì? Đang xem phim DVD ông bạn Noh mới tặng chăng?

Saturday 7 July 2007

Tokyo, Tokyo

Hì, 7h7m7s tối thứ 7, ngày 7/7/7 mình sẽ trở lại Đông Kinh lần đầu tiên sau một năm rưỡi. Chuyến công tác lần này chỉ có 7+1 ngày, nhưng nhất định mình sẽ ghé qua những chốn ngựa xe thành quách xưa nơi từng lưu dấu thu thảo gót chân kẻ lữ khách tha hương mùa hoa anh đào nở năm nao. Lần này sẽ không có những bữa tiệc, những cái bắt tay, những big deal với các tập đoàn lớn trong ngành như trước nữa. Nhưng mình cảm thấy vui vì giờ đây được làm điều sở nguyện, và tham gia (chút xíu, bé hơn hạt vừng) vào những thứ có thể làm biến chuyển đến chính sách thương mại và cạnh tranh của đất nước. Dù bận gì đi chăng nữa, trong lịch trình cá nhân nhất định sẽ có tiểu mục tìm sách ở phố Thần Bảo Đinh (Jinbocho - Trung tâm sách cũ lớn nhất Á châu); ghé bến sông Thần Điền (Kanda) để nhớ lại cảnh ông bạn thân Minami Kousetsu cùng mình ngồi bên bờ sông gảy Tây Ban Cầm ca bài Kandagawa réo rắt lay động lòng người "Phải chăng em đã quên - Tấm khăn choàng thắm đỏ - Đôi ta cùng sánh bước - phòng Phong Lữ ngõ xa..."; Rồi nhất định còn phải thưởng thức món sushi-sashimi ở chợ Trúc Địa (Tsukiji - chợ hải sản tươi sống lớn nhất thế giới), và tất nhiên không thể thiếu màn đi dạo một vòng quanh xóm Thu Diệp Nguyên (Akihabara) xem công nghệ hiện tại đã tiến triển thế nào.

...Tạm xếp gạch ở đây đã, đến khi về chắc sẽ có chuyện hay để mua vui cho bằng hữu giang hồ...


神田川


喜多条忠 作詞
南こうせつ 作曲
あなたはもう忘れたかしら
赤い手拭いマフラーにして
二人で行った横丁の風呂屋
一緒に出ようねって言ったのに
いつも私が待たされた
洗い髪が芯まで冷えて
小さな石鹸カタカタ鳴った
あなたは私の体を抱いて
冷たいねって言ったのよ
*)若かったあの頃
何も恐くなかった
ただあなたのやさしさが
恐かった
あなたはもう捨てたのかしら
二十四色のクレパス買って
あなたが描いた私の似顔絵
うまく描いてねって言ったのに
いつもちっとも似てないの
窓の下には神田川
三畳一間の小さな下宿
あなたは私の指先見つめ
悲しいかいって訊いたのよ




Tuesday 26 June 2007

Entry for June 26, 2007

Introduction of two new books on Japanese history

On 25-6-2007, VDF organized a symposium at NEU to introduce two books newly translated into Vietnamese: Dr. Tadao Umesao's Ecological View of History and Prof. K.Ohno's Economic Development of Japan (see news below). Prof. Nguyen Van Kim (HNU, photo) explained the significance of Umesao's work and Prof. Ohno described Meiji Japan's high capability in economic development. Mr. Nguyen Duc Thanh, co-translator of Umesao's book, discussed historical philosophies. Prof. Nguyen Hai Ke (HNU), Mr. Tran Doan Lam (The Gioi Publisher), and participants also made comments and questions.

http://www.vdf.org.vn/

Thursday 14 June 2007

Entry for June 14, 2007

Trưa nay đi ăn cùng hội Phan An, Atula, Janus - đều là những tay hào kiệt đất Bắc Hà. Chỉ nội trong bữa trưa thôi mà mấy anh em say sưa bàn luận bao chuyện về lịch sử, tôn giáo, du hí. Từ những câu chuyện thật là thú vị và rất đời của đức Phật (được chép trong Kinh hẳn hoi), đến những nghi vấn về sự mâu thuẫn giữa Kinh Tân Ước và Cựu Ước trong Ki-tô giáo; rồi lại đàm luận về xã hội Việt Nam thời những giáo sỹ Tây phương đầu tiên đến truyền đạo, về những nhân vật lịch sử gây tranh cãi,... Mấy anh em toàn những kẻ từng rảo bước tới nhiều vùng đất xa ngái lại được dịp trao đổi với nhau về kinh nghiệm ngao du nơi xứ Phật Ấn Độ, Tây Tạng; đất nước Triệu Voi hay xứ Ba Tư đằm thắm... Nhưng trước mắt, theo sự giới thiệu của Nút, mấy anh em sẽ thu xếp qua con đường ngoại giao một chuyến đi đảo xa Quan Lạn - nơi mà hàng trăm năm thời gian và chiến tranh dường như không chạm tới - để mục kích những công trình kiến trúc không thể nói là tầm thường. Atula đã ngay lập tức ngoại suy rằng, nếu ở nơi đảo xa mà người Việt ta đã làm được như vậy thì nơi bản địa đô thành các vị tiền nhân hẳn đã từng dựng xây nên những công trình vật chất còn hoành tráng hơn nhiều.

Kết thúc bữa trưa, mấy anh em kéo nhau ra cửa hàng Madam Hoa nhặt nhạnh sách mới. Dưới đây là những cuốn mình tha lôi về để làm lương khô gặm dần cho tháng 6:

1. THƯỢNG CHI VĂN TẬP - Phạm Quỳnh

Bộ sách Thượng Chi văn tập của Phạm Quỳnh vừa được tái bản sau lần xuất bản đầu tiên vào 1943. Khác với lần in cách đây 63 năm của NXB Alexandre de Rhodes với năm quyển, lần này toàn bộ trước tác được NXB Văn Học in trọn trong một tập, dày 1.129 trang.

Bộ Thượng Chi văn tập (Tập văn của Thượng Chi - bút hiệu của Phạm Quỳnh) bao gồm các bài viết về các đề tài: triết học, khái niệm làm báo, tư tưởng đông Tây, văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam, một số câu chuyện cá nhân...
Đây là những tác phẩm quan trọng của Phạm Quỳnh - một nhân vật lịch sử đặc biệt. Bấy lâu người ta vốn dè dặt khi nhắc đến Phạm Quỳnh bởi ông làm việc cho Pháp, làm báo tiếng Pháp, cộng sự với Pháp suốt trong thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20. Nhiều người biết đến Phạm Quỳnh qua tạp chí Nam Phong do ông làm chủ bút từ 1917-1932 và qua câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.MT(Theo TTO)

2. VIỆT NAM THỜI TÂY SƠN - LỊCH SỬ NỘI CHIẾN 1771 - 1802 (Tạ Chí Đại Trường)

Nội dung:
Phần 1: Sự tan rã ở Nam Hà (1771 - 1785).

Chương 1: Các lực lượng trong và ngoài nước đến khoảng năm 1775.

Chương 2: Gia Định, đất tranh chiếm quyết liệt.
Phần 2: Sự tan rã ở Bắc Hà và phản ứng dội ngược khi Tây Sơn bành trướng (1786 - 1789).

Chương 3: Chiến tranh Bắc Hà.

Chương 4: Họ Nguyễn trung hưng.
Phần 3: Giai đoạn thanh toán Nguyễn - Tây Sơn (1789 - 1802).

Chương 5: Sự củng cố đôi bên ở thế giằng co.

Chương 6: Gia Định và Phú Xuân đối đầu.

Chương kết.

Phụ lục

Thật thú vị là NXB CAND là nơi cho ra đời cuốn sách này!

3. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO - Edward Conze
Đôi nét về Edward Conze:

EDWARD CONZE - MỘT DỊCH GIẢ PHẬT GIÁO VĨ ĐẠI Ở PHƯƠNG TÂY
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng


Tiến sĩ Edward Conze (1904-1979) là một trong những học giả, dịch giả Phật Giáo vĩ đại nhất ở Tây Phương. Là nhà nghiên cứu đứng đầu trong tất cả các tông phái Phật Giáo, ông thông thạo những ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ và Nhật Bản. Trong hơn ba mươi năm, ông là giảng viên tâm lý học ở đại học... (toàn văn bài giới thiệu này xin đăng ở entry khác)

4, 5. Tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái và được trông đợi nhất hiện nay: "ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI", cộng thêm "TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC" trong series về Ấn Độ và Phật giáo.
Chắc không cần nói nhiều về HAT và 2 cuốn này.

6,7. Bộ 2 cuốn của Lý Nhuệ: "CHỐN XƯA" và "NGÂN THÀNH CỐ SỰ".

Mấy bài giới thiệu về 2 cuốn này:
“Chốn xưa” và nỗi đau ám ảnh

“Chốn xưa”, một tên sách quá bình dị mà chứa đựng đầy sức nặng trong từng trang viết, với cái nhìn thẳm sâu về lịch sử Trung Quốc thế kỷ hai mươi, một thế kỷ của sự đổi thay và thảm họa.

Nhà văn Lý Nhuệ sinh năm 1950 tại Bắc Kinh, là một trong những cột trụ lớn nhất của văn học Trung Quốc đương đại.
Với Chốn xưa, độc giả bị day dứt, ám ảnh về các con số cứ giở đi lật lại: cuộc bạo động của nông dân 5 huyện thuộc Ngân Thành tháng 12 năm 1927, hơn 3.800 người nông dân bị bắn chết và chém cổ bêu đầu, 57 Đảng viên bị chém và bêu đầu cho tới khi nhìn thấy 57 bộ xương sọ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1951, tức ngày hai mươi bốn tháng Chín âm lịch, đúng tiết sương giáng - 108 người bị hành hình tại đại hội trấn áp phản cách mạng... Mỗi mốc thời gian đó thường được nhắc lại vài lần một cách có chủ ý, khiến người đọc lập tức bị thuyết phục bởi tính chân thực bên trong câu chuyện.


Câu chuyện có nhiều tuyến nhân vật, mà trong đó mỗi nhân vật đều khắc đậm dấu ấn cá nhân, đều là những cái tên gợi nhiều cảm xúc.
Viên tướng Dương Sở Hùng giỏi giang, uy danh nổi khắp bốn phương, mưu trí trong những trường hợp không còn hi vọng; hai thiếu nữ xinh đẹp ở biệt thự Vườn Trúc - Thu Vân và Tử Vân; câu chuyện dài về mâu thuẫn giữa hai dòng họ Lý - Bạch; uẩn khúc sinh ly tử biệt, cải tử hoàn sinh của nhà Cửu Tư Đường; những cuộc tình giằng co trong man dại, dẫn những người họ hàng như Dương Phượng Nghi và cô em họ Liễu Quỳnh Cư trở thành kẻ thù không đợi trời chung kéo theo những án mạng oan khuất...
Có quá nhiều thứ ở Ngân Thành thay đổi. Những nét đẹp được coi là biểu tượng của thành phố lần lượt bị tàn phá bởi ý chí con người như cây hoè năm trăm tuổi, hai cổng đá uy nghiêm rốt cuộc cũng bị xô đổ, bức tường đá từng dính đầy óc trắng, máu đỏ của 108 con người...
Chốn xưa gây bàng hoàng vì không né tránh thảm khốc, lần lượt mô tả những đổ vỡ cả về tính mạng, tinh thần và cảnh sắc của Ngân Thành trong một thời đại dâng tràn chảy xiết. Nhưng chính trong cái vòng luẩn quẩn của sự tự huỷ hoại của một giai đoạn lịch sử huy hoàng và đau thương viết bằng máu người, có thể thấy rõ con người, có thể thấy rõ tinh thần và tình cảm người Trung Quốc.
Lý Nhuệ đã giải thích: “Hầu hết những nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi đều chết, họ không làm anh hùng để chết, họ chết trong dòng chảy của lịch sử. Không thể trốn chạy cái chết trong những năm tháng ấy, ý nghĩa của những cái chết và bao năm tháng cuộc đời mất đi khiến tôi cảm thấy sâu sắc nỗi đau của con người, vì con người”.

NGÂN THÀNH CỐ SỰ

Huỳnh Mai Liên

Để viết hơn 130.000 chữ trong "Ngân Thành cố sự", Lý Nhuệ mất tới một năm. Rồi ông lại bỏ bẵng 3 tháng trời để lao vào sửa sang. Kỳ công ấy sáng lấp lánh trong những áng văn hay, sóng sánh tình trong cảnh sắc, trong con người, và nhất là nỗi đau.
"Tính vô lý của lịch sử trở thành nhân vật chính trong hai tác phẩm của tôi. Tính vô lý của lịch sử đã dìm chết sinh mạng con người, khiến tôi thể nghiệm sâu sắc rằng lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của mình. Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận". (Lý Nhuệ)
Giống như Chốn xưa, cuốn sách có khoảng thời gian cách Ngân Thành cố sự 10 năm, Lý Nhuệ không thôi khắc khoải trước nhân vật mà có lẽ dù cố kìm nén, ông không khỏi thốt tên vài lần trong tác phẩm: LỊCH SỬ. Ông giãi bày suy nghĩ của mình: "Chứng kiến mọi người ra sức đi tìm cho mình lý do thiêng liêng để giết người, bạn thật sự tuyệt vọng đối với bản thân. Khi con người trao lý tính cho lịch sử, thì thường là biến lịch sử thành những lời bịp bợm có lợi cho mình. Cái gọi là "lịch sử khách quan chân thực" chớp mắt trở thành những lời dối trá về khách quan chân thực. Tất cả những lời dối trá đều coi thường sinh mạng con người. Tôi muốn vớt những sinh mạng bị chết sặc bởi những lời dối trá lên cho mọi người xem".
Ngân Thành cố sự mở đầu bằng một sọt tre máu me đầm đìa đựng những mảnh xác của viên Tri phủ của Đồng Giang – Viên Tuyết Môn. Ngay tiếp đó là những xác người không đầu với những cái đầu lấm bùn và máu lần lượt được treo trong sọt. Và suốt chiều dài của mấy trăm trang sách, cứ lúc lúc lại hình dung cảnh thịt người bầy hầy tanh tưởi. Trong đó có cái chết chất chồng của đám nông dân chưa một ngày dùng đao kiếm, có nỗi oán hận của người thợ sắt Nhạc Thiên Nghĩa bỗng dưng trở thành vị Đại Nguyên soái không biết cưỡi ngựa, có vụ tự sát dưới hầm cất giữ tiền của dòng họ Lưu danh giá, có cả những
cái chết tức thì không sao cắt nghĩa nổi của viên tướng trẻ Lưu Chấn Võ...
Dường như vì không khí tanh nồng nên có quá ít chỗ nương náu cho tình yêu. Chỉ duy nhất Lưu Lan Đình trong cơn quẫn trí lao vào người vợ đang chửa để tìm cớ giải tỏa tinh thần đang dồn nén đến kiệt quệ. Còn lại là cô gái Nhật Hideyama Hoko quỳ gối khóc than trước cái đầu thờ ơ của Âu Dương Lang Vân. Và đâu đây, giữa thế giới bọt bèo của bánh phân trâu là một tình yêu thậm chí không dám tỏa trong lòng khách trâu Vượng Tài.
Ngân Thành cố sự có nhiều đoạn miêu tả rất lắng đọng. Nó giống như thành phố hoa lệ và sầm uất trong thế giới Nghìn lẻ một đêm, qua con mắt của những người Nhật lần đầu tiên đến đây. Từ dòng sông sâu thẳm các khúc quanh của thời gian và chứng tích. Từ 30.000 chú trâu to khỏe kéo cọn nước với 1.200 nài trâu, 6.000 phụ xe thấp thoáng khắp nơi trong không gian cũ kỹ của Ngân Thành. Từ món cá Thoái Thu với cách nấu đặc biệt cầu kỳ với loài cá toàn thân trắng như tuyết, chỉ sống trong dòng nước ngầm và được coi như món ăn dành cho thần tiên. Từ biệt thự Tùng Sơn với những lầu các sánh vai nhau... Những cảnh sắc ấy điểm xuyết trong tấn bi kịch hãi hùng của Ngân Thành càng khiến câu chuyện trĩu nặng day dứt. Nó khiến người ta chẳng tránh khỏi những tiếng thở dài khi suy ngẫm về chiều sâu của lịch sử Ngân Thành.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc tới Ngân Thành cố sự mà lãng quên bốn câu thơ cổ ngâm vịnh hàng nghìn năm nay được Lý Nhuệ đưa vào làm tiêu đề cho bốn chương sách: "Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng/Tòa thành cô độc giữa ngàn non/Sáo Khương sao nỡ oán Dương Liễu/Gió xuân không tới ải Ngọc Môn". Giữa một câu chuyện dài với hằng hà chi tiết mà nhà văn dày công tựa như người ghi chép lịch sử; giữa một khoảnh khắc biến động với ngùn ngụt nỗi đau chất vợi - bật lên khúc bi ca muôn thuở của người Trung Quốc, khiến người ta dường như tiếp nhận tự nhiên và thấm thía hơn.

Tuesday 12 June 2007

Entry for June 12, 2007

Xin phép bạn NgocHB paste lại Biên bản cuộc họp lớp vừa rồi vào đây nhé. Có sửa đổi vài chỗ nho nhỏ.

Bien ban hop - N1

Tường trình vụ ăn chơi của Nhật 1

Phải lâu lắm rồi, chính xác là từ hồi ra trường, Nhật 1 mới đông đủ như ngày hôm ấy. Những mười mấy mống, không kể cộng thêm đầu tàu hoặc rơ mooc, một con số kỷ lục cho những lần họp lớp thê thảm người trong những năm gần đây.

Vui chưa từng thấy.

Ace bây giờ toàn những người thành đạt, nhìn phong độ hơn hẳn hồi còn lấp ló ở trường Ngoại thương. N1 toàn trai xinh gái đẹp (dù có một vài đồng chí đã có con trông vẫn ngon như thường ), cười nói xí la xí lố, làm sống động hẳn cái quán bia Nhà máy nước đá hôm ấy. Cá là số người nghe và tán thưởng tiết mục “Chisai zo” và “Hoa đào toàn tập” của N1 nhiều hơn số người hướng lên sân khấu nghe rên rỉ “Không cần biết em là ai, không cần biết em từ đâu…” của nhà hàng (Ừ thì không cần biết em là ai, không cần biết em từ đâu, miễn là em …biết uống bia và trả tiền là được). Đề nghị An xòe chép lại lời bài hát để làm lớp ca nhé.

Thật tình cờ, thật bất ngờ, Phùng Phú Thương xuất hiện theo lời mời của Hoành Sài Goòng (tên ngày xưa là Trạch Văn Đoành). Đúng là phi Thương bất phú, từ khi PT xuất hiện thấy mọi người sôi động hẳn lên. Các bạn thi nhau kể chuyện buôn trứng, mua ô tô, chú làm ở đâu, anh làm ở đâu, chả ai hỏi mình làm ở đâu cả (@AKtonboHAN). Năm nay N1 được mùa chứng khoán, người người làm công ty chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khoán, các bạn rủ nhau “lên sàn” như trảy hội, bảo làm sao lớp trẻ bây giờ nó không đua đòi hư hỏng theo.

Nhanh hơn cả tên lửa, Thanh Hương, sau khi làm 1 loạt 2 cửa hàng bán hoa, đã chuẩn bị để sinh cháu thứ 2. Lan đang có mang, còn vợ Bình thì cũng chuẩn bị chào hàng Tình hình là lần tới, N1 nên họp lớp tại Cung thiếu nhi, để các chau bé có cơ hội cọ xát tìm hiểu lẫn nhau, tránh trường hợp sau này …cưa nhầm hoặc oánh nhau nhầm

Lần họp lớp này cũng chứng kiến sự tề tựu đông đủ của các thể loại ban bệ (3 lớp trưởng, 1 lớp phó, 1 bí thư, và lớp trưởng còn lại thì dự tiệc ngó). Nhân dịp này, N1 đã ra thông cáo chung chính thức về kế hoạch họp lớp trong thời gian tới : 3 tháng sẽ tụ tập một lần, dự kiến đại hội mùa thu (akimatsuri) sẽ diễn ra vào một ngày thứ 7 giữa tháng 9, đề nghị ace chuẩn bị tinh thần để tham dự.

Tổng kết tài chính : sau khi thanh toán với số tiền có thể nhận ngay thẻ VIPS của quán, vẫn còn thừa 200k để dành cho kỳ sau.

Tổng kết chung :

Lần họp lớp này tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy vậy vẫn còn có một số tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là tình trạng trốn họp của một số thành viên có tên trong mailing list nhưng vẫn im thin thít và lặn mất tăm như Huyền, Chi, C.Hương, Thiệp và hơn 20 người khác. Đề nghị các đồng chí nghiêm khắc tự kiểm điểm và cố gắng sửa chữa.

Phù phù, dài quá.

Vừa thở vừa ký

Lớp trưởng đời chót

Hoàng Bích Ngọc


Sunday 6 May 2007

Entry for May 06, 2007

Ui gioi, Banpaku-koen o Suita (Osaka) ma de xay ra vu nay ah. Hihi, may lan minh di choi cai tro nay roi ma luc day cu tinh bo nhu ko. Nghi lai cung ghe ghe


コースター脱輪、女性死亡19人けが 大阪・万博公園

2007年05月05日22時19分

 5日午後0時50分ごろ、大阪府吹田市千里万博公園の遊園地「エキスポランド」で、ジェットコースター「風神雷神(ふうじんらいじん)2」(6両編成) が脱線し、2両目にいた女性客が車両とレール左側の手すりに挟まれて死亡、他の乗客19人が重軽傷を負った。大阪府警は、車軸の一部が折れて車輪が脱落 し、車両が左側に傾いたとみて、業務上過失致死傷の疑いで吹田署に捜査本部を設置し、6日にもエキスポランド社(山田三郎社長)など数カ所を家宅捜索する 方針。

図風神雷神2
地図エキスポランドの位置
写真事故を起こしたジェットコースター=本社ヘリから
写真事故で死傷者が出たジェットコースター=大阪府吹田市のエキスポランドで、本社ヘリから
図事故現場の見取り図

 国土交通省によると、運行中のジェットコースターの乗客死亡事故は国内初とみられるという。エキスポランドは、6日の全面営業停止を決めた。

 捜査本部の調べでは、亡くなったのは滋賀県東近江市の会社員小河原良乃(こがわら・よしの)さん(19)。2両目の左前列に乗車し、傾いた車両と点検用通路の手すり(高さ1.1メートル)の間に頭部を挟まれ、即死状態だったという。

 2両目の左後列にいた、小河原さんの友人の滋賀県豊郷町の古川小百合さん(20)が頭を打ち重傷で、11~45歳の男女計18人が軽傷を負うなどして病院に運ばれた。ほかに、事故を目撃した入場客ら十数人が気分が悪くなるなどの不調を訴え、病院で治療を受けた。

 風神雷神2は「風神」「雷神」の2編成(各6両)。定員24人で、1両に4人が直立した状態で乗り込み、両肩付近の安全バーで固定される。事故を起こした風神には当時、20人が乗車し、2両目には4人がいた。

 コースターは、各車両の左右にある五つの車輪でレールを上下と外側から挟み込む状態で走行する。今回の事故では、2両目の前部左下にある車軸の一部が破 断し、車輪が脱落したとみられている。車軸は直径5センチ、長さ約40センチで、合金材「SNC」製という。92年の営業開始以来一回も交換されていな かった。

 コースの全長は約970メートル。風神は、終点手前約250メートル付近で停車。その手前約30メートル付近で車輪などが落下し、さら に約240メートル手前の急降下が始まる付近で、ボルトが付いた車軸左側の先端部(こぶし大)が落ちていたという。捜査本部は終点手前約520メートル地 点で、車軸が折損した疑いがあるとみて調べている。

 エキスポランド社の説明によると、風神雷神2は、建築基準法などで、年1回、目視の定期検査が義務づけられており、同社は毎年2月ごろ に実施。あわせて車両を分解する点検も自主的に行っていたが、今年は開園35周年記念のアトラクションを新設するため、分解点検は今月15日から始める予 定だったという。

 2両目の車両は停車した際、レール左側の点検用通路の手すり側に約30度傾いて、接触していたという。死亡した小河原さんが乗っていた席は、事故の衝撃で、安全バーが破損していたという。

 同社によると、風神雷神2は92年、遊戯機械メーカー「トーゴ」(04年に会社更生法適用)が製造し、同ランドに設置された。最高時速は75キロ。約2分20秒で1周し、風神と雷神が交互に走行する。乗車資格は身長140センチ以上となっている。

 風神雷神2とは別タイプの「風神雷神」は90年5月、大阪市で開かれた「国際花と緑の博覧会」で、運行中に乗客48人を乗せたままレール上で立ち往生する事故を起こした。

Thursday 26 April 2007

Sách mới: Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học



Được chính tác giả Umesao Tadao và nhà xuất bản giữ bản quyền (Chuo Koron - bản tiếng Nhật và Trans Pacific - bản tiếng Anh) đồng ý sau một thời gian đàm phán, cuốn "Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học" đã được nhà xuất bản Thế giới ấn hành giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4/2007. Đây là cuốn sách được xếp thứ 4 trong số các tác phẩm tiếng Nhật đủ các thể loại có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhận thức của người dân Nhật Bản, kể cả trước và sau Thế chiến II. Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Đức Thành và tớ thực hiện để làm kỷ niệm về những ngày lang bạt xứ Phù Tang. Xin trân trọng giới thiệu tới các bạn!


Sunday 25 February 2007

Entry for February 26, 2007

Mới đọc được bài thơ này của Lưu Quang Vũ, thật là dạt dào cảm xúc không bàn phím nào tả xiết!

Trung Hoa

Gió bấc thổi từ phía xa
Bên kia núi cao sừng sững
Trung Hoa.

Trung Hoa của tuổi thơ
Tiếng ngựa hí đêm khuya
Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết
Não bạt thanh la xủng xoẻng
Dữ tợn mà sầu th­ương.

Bờ sông trắng hoa d­ương
Chia ly buồn đứt ruột
Dậm chân hát mà từ biệt
Đ­ường thi vằng vặc…

Ào ạt Hoàng Hà
Quán núi đêm hàn rượu nóng
Vạt áo xanh giang hồ
Những mắt xếch Võ Tòng
Những đầm sâu Thuỷ Hử
Ng­ười đi như­ nư­ớc đông trong cỏ
Sáng suốt mà tối tăm
Uyên thâm mà nhẹ dạ
Tin ngay mọi điều, dám làm tất cả
Cái người Tàu kỳ lạ
Ngồi dầm củ cải giữa đêm khuya….

Lòng kiên nhẫn của ngư­ời
Trải ra trên mặt đất
Ở bất cứ nơi nào có khói
Trung Hoa
Nét bút vờn nh­ư cánh hạc vút qua
Lóng lánh tay ngà r­ượu đỏ
Bể thịt rừng xư­ơng Kiệt Trụ
Những hôn quân bạo chúa
Những hoàng hậu hồ tinh
Những anh gàn và những triết nhân
Hái rau vi, mơ giấc bư­ớm
Trung Hoa Tây Thi, Trung Hoa Lý Bạch.

Trung Hoa đói rách
Xác ngư­ời chết trận trắng x­ương phơi
Trung Hoa tuổi thơ tôi
Đâu phải chỉ bầy ngựa dữ
Đêm lửa đuốc Chi Lăng
Gò Đống Đa vùi xác vạn quân Thanh
Nh­ng Mã Viện, Liễu Thăng, Sầm Nghi Đống…
Không ngăn nổi lòng tôi yêu bác Võ Tòng
Cố cung x­a bao đảo lộn kinh hoàng
Như­ sóng xanh không ngừng một phút
D­ưới liễu xanh, lũ quỉ đổi thay màu
Trong chiêng trống, tiếng loa gào thét
Chín trăm triệu ngư­ời ồn ào mà nín lặng
Trung Hoa muốn gì
Nhân dân đi về đâu?

Đêm nay
Trang sách tuổi thơ đưa tôi gặp lại
Gian nhà nhở ven thành
Vách lủng lẳng cỏ khô, lá thuốc
Một ngư­ời đầu trọc
áo bông đen khuy vải cũ sờn
Một ngư­ời không râu lừng lững ngồi im
Giữa hũ lọ, mực tàu, chăn rách
Chồng sách dầy, đĩa đèn dầu leo lắt
Tuyết rơi trắng xoá ngoài thềm
Ông Tư­ Mã Thiên
Một mình ngồi thức
Ông Tư­ Mã Thiên mắt nhìn sáng quắc
Hiểu đời hiểu nư­ớc hiểu dân mình
Một ông Tư­ Mã Thiên
Ngàn ông Tư­ Mã Thiên
Muôn ngòi bút uy nghiêm
Đang ghi sâu mọi việc
“Hồn bạo chúa nghiến răng trong bụi cát
Mọi ngai vàng, theo lửa hoá tro than…”

Trung Hoa khổng lồ, Trung Hoa đau thư­ơng
Mai tan hết mây mù m­ưa xám
Trung Hoa Võ Tòng Trung Hoa Lý Bạch
Lại là Trung Hoa từ tuổi nhỏ ta yêu…..

Saturday 24 February 2007

Chợ Viềng Nam Trực - Chùa Cổ Lễ - Đền Trần



Sáng 8 Tết Đinh Hợi

Wednesday 24 January 2007

Thơ Ngô Mai Phong

Một bài xin được trích lại từ blog của anh VMC, một bài lấy từ trong ổ đĩa cứng. Những bài thơ của một người hẳn là rất giống mình: thích lang thang phiêu lãng để tìm thấy chính mình.

VỀ NHÀ

Thơ của NGÔ MAI PHONG

Gửi Vũ

Chim kêu buổi sớm
Ngựa hý chiều tà
Có một ngọn núi
Đã trở về nhà
Có ngàn dặm cỏ
Còn đi ngoài xa
Liễu biếc tháng ba
Sen hồng tháng bảy
Liễu xác, sen tàn
Tóc buồn xanh mãi
Sương sa biên tái
Mưa trắng kinh kỳ
Cườm tay lục bảo
Nửa đời phân ly
Sao không về đi
Duyên người đã hết
Cánh cửa nhà ta
Tháng ngày lưu biệt
Một đêm ngà ngọc
Nghìn đêm đợi chờ
Nét mày đan phượng
Cháy mùa tương tư
Người đẹp thường hư
Vàng son dễ nát
Quanh quẩn xiêm y
Thế gian lầm lạc
Về đây rượu chát
Vịn cành mằn hoa
Ngẩng mặt là núi
Bình yên hiên nhà
Chim kêu buổi sớm
Ngựa hý chiều tà
Hoa đào rắc lối
Người về từ xa...

Miền Đông

Đường về Miền Đông
Mù trôi như sông
Vừng dương lữ thứ
Ngủ mê trên đồng

Nửa mắt là rừng
Nửa mày là bể
Ta đi tìm quên
Mưa mờ trần thế

Mưa nâu gốc rạ
Mưa tía hoa đào
Vành khăn Soóng-cọ
Mắt dài đuôi lau

Phố núi làng sâu
Rượu bầu trám muối
Ta uống cùng ai
Nỗi buồn nghìn tuổi

Đá mòn dưới suối
Sỏi mòn dưới chân
Xin người đừng nhắc
Phương trời cố nhân

Rồi ta sẽ quên
Những rừng phù thuỷ
Những nẻo bụi hồng
Mệt nhoài đô thị

Con đường cô lẻ
Là đường miền Đông
Lòng ta như thể
Cánh chim muôn trùng...

(Ngô Mai Phong)

Friday 12 January 2007

Entry for January 13, 2007

Đóa hoa vô thường

Trịnh Công Sơn

Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
Tìm lại trên sông những dấu hài

Tìm em xa gần, đất trời rộn ràng
Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng đâu em
Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về đêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm
Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh

Từ nay tôi đã có người có em đi đứng bên đời líu lo
Từ nay tôi đã có tình có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa
Từ em tôi đã đắp bồi có tôi trong dáng em ngồi trước sân

Mùa đông cho em nỗi buồn, chiều em ra đứng hát kinh đầu sông
Tàn đông con nước kéo lên, chút tình mới chớm đã viên thành

Từ nay anh đã có nàng biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
Mùa xuân trên những mái nhà có con chim hót tên là ái ân

Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở
Một thuở yêu nhau có vui cùng sầu
Từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào
Sen hồng một độ, em hồng một thuở xuân xanh
Sen buồn một mình. Em buồn đền trọn mối tình

Một chiều em đứng cuối sông gió mùa thu rất ân cần
Chở lời kinh đến núi non, những lời tình em trối trăn
Một thời yêu dấu đã qua gót hồng em muốn quay về
Dù trần gian có xót xa cũng đành về với quê nhà

Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là một chút mây phù du
Đã thoáng qua đời ta
Từ đó trong hồn ta ôi tiếng chuông não nề
Ngựa hí vang rừng xa vọng suốt đất trời kia
Từ đó ta ngồi mê để thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa

Từ đó ta nằm đau ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là em một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường.