Sunday 26 April 2009

To big to fail

[Tham khảo về cạnh tranh và chống độc quyền]

Quá lớn để "không" thể sụp đổ. 

Với tỉ số 51-1, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật chống độc quyền The Sherman Act ngày 8 tháng Tư năm 1890 - đạo luật có tên của Thượng Nghị Sĩ John Sherman, thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Ohio, và là Chủ Tich Ủy Ban Tài Chánh của Thượng Viện. Sau đó đạo luật này được thông qua với tỉ số tuyệt đối bởi Hạ Viện ngày 20 tháng 6 với con số 242 phiếu thuận và 0 phiếu chống. Và cuối cùng nó được ký ngày 2 tháng Bẩy, 1890 và trở thành luật bởi Tổng Thống Benjamin Harrison. 

Chính sách "Quá lớn để có thể bị sụp đổ" hay "Too big to fail" là một ý tưởng về quản lý kinh tế thị trường theo đó thì những công ty thật lớn và có nhiều liên kết dịch vụ thương mại thì không thể để bị sụp đổ hay "Too big to [let] fail." Ý tưởng này tạo ra một khuyến khích ngầm bảo rằng các công ty thật lớn có thể làm những chuyên nguy hiểm đến sự sống còn của công ty và cũng sẽ được chính phủ cứu giúp. Và từ này: "Quá lớn để có thể bị xụp đổ" được dùng rộng lớn ra khi nói đến chính sách của chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp bất kỳ nào công ty trong tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay. Điều nàu nẩy ra một sự quan tâm về một ý tưởng "đạo đức nguy hiểm" trong công việc thương mại hằng ngày hiện nay. 

Hai hành động của chính quyền Hoa Kỳ nêu trên mặc dù cách biệt nhau hơn một trăm năm nhưng đã được đề cập đến trong một Ủy Ban Hỗn Hợp Kinh Tế trong tuần rồi. Theo các thành viên Quốc Hội trong Ủy Ban đã bàn cãi về thứ tự quan trọng để quyết định là một công ty như thế nào để có thể gọi là "Quá lớn để có thể bị sụp đổ." 

Các kinh tế gia nổi tiếng và chủ tịch của Ngân Hàng Trung Ường tại thành phố Kansas cũng đã bàn cãi là làm sao có thể kết luận là một công ty như American International Group - AIG đã có thể gọi là có đủ "lớn" chưa để giúp đỡ. Và họ muốn Quốc Hội cắt những công ty quá lớn thành nhiều công ty nhỏ để tránh Hoa Kỳ sẽ rơi vào tình trạng như hiện nay. Theo họ đạo luật chống độc quyền The Sherman Act có thể được dùng để cắt nhỏ những công ty Hoa Kỳ trong tương lai. 

Trở lại về tinh thần của đạo luật chống độc quyền The Sherman Act thì được dùng khi một công ty có âm mưu ngăn chặn hay kiềm chế bất hợp pháp những dich vụ về trao đổi mậu dịch kinh tế hay thương mại liên hệ đến những tiểu bang hay quốc tế. Đạo luật này không cho phép cá nhân hay công ty được quyền khống chế giữ độc quyền, tìm cách giữ độc quyền hay sẽ độc quyền quản lý, kiểm soát những dich vụ kinh tế, thương mại. Thế thì tại sao chính phủ Hoa Kỳ trong những tháng gần đây lại giúp đỡ các công ty "Quá lớn để có thể bị sụp đổ" này tiếp tục vững mạnh để trong tương lai sẽ khống chế các công ty nhỏ khác? 

Nhìn vào lịch sử thì đạo luật chống độc quyền chú trọng đến sự sát nhập giữa các công ty với nhau, phẩm chất của các sản phẩm sau khi sát nhập, hay độc quyền kiểm soát giá cả hay sản phẩm trên thị trường. Và chính sách của chính phủ Hoa Kỳ từ trước đến giờ dùng đạo luật này trong tình trạng kinh tế bình thường nhưng họ chưa bao giờ đối phó với một trường hợp đặc biệt như thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay. Họ không biết hậu quả sẽ ra sao khi đang giữa chừng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà áp dụng đạo luật chống độc quyền thì kết quả ra sao? Không ai lường được. 

Với đạo luật chống độc quyền The Sherman Act và Clayton Act đã có sẵn, dùng nó như một đạo luật khung, và nếu quốc hội Hoa Kỳ muốn làm cho luật lệ chặt chẽ hơn thì tương đối dễ dàng trong việc này. Theo họ thì mặc dù các công ty không độc quyền - như đòi hỏi trong đạo luật Sherman Act, nhưng nếu một khi công ty trở nên quá lớn - thí dụ trong kỹ nghệ tài chánh, thì quốc hội có thể nới rộng đạo luật Sherman Act ra bằng một đạo luật mới để phá nhỏ công ty tài chánh này. Đây là một điều tế nhị và luật pháp phải công bằng, quốc hội Hoa Kỳ phải định nghĩa là thế nào là quá lớn để có thể quyết định? Hay quá lớn nhưng nếu không ành hưởng mạnh đến kinh tế Hoa Kỳ nói chung thì có thể quyết định là quá lớn hay không? 

Chưa kể đến mặt khác của vấn đề là một công ty nếu được lớn thêm như thường thấy hằng ngày tại đời sống kinh tế Hoa Kỳ, bằng cách mua lại các công ty khác hay nhập chung với nhau, tạo ra những lợi điểm cho người tiêu thụ như nhiều dịch vụ tiện lợi mới, sản phẩm mới, giảm thiểu chờ đợi. Đây là một hình thức cổ điển mà các công ty muốn bành trướng. Thực tế là ai mà chẳng muốn mình giầu có và to lớn hơn một cách hợp pháp? Như vậy có phạm vào những điều khoản của đạo luật mới hay không? 

Với Ủy Ban Hỗn Hợp Kinh Tế và trong đó quốc hội hiện nay kiểm soát bởi đảng Dân Chủ với quyết tâm trừng phạt các ngân hàng tài chánh gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế kỳ này, họ cho rằng các ngân hàng thực sự giúp đõ mạnh mẽ cho kinh tế hằng ngày là các ngân hàng nhỏ và trung. Những dịch vụ của loại ngân hàng này thường ổn định và có tính chất đổi mới thường xuyên với khách hàng cho người dân Hoa Kỳ hơn là những ngân hàng to lớn liên quốc gia nhưng chứa nhiều rủi ro. 


Trong một nền kinh tế tư bản và cần thiết cho một xã hội dân chủ[*], thay đổi một chính sách quan trọng về kinh tế thường phải trả một giá mà không ai lường được. Một đạo luật mới có thể được ban ra trong đó sẽ có những bước thang mà theo đó một công ty có thể bị phá nhỏ ra làm nhiều phần. Không ai sẽ biết được điều gì sẽ xẩy ra tiếp nếu chúng ta chấp nhận những rủi ro mới. Kinh tế với những bựớc thang có thể sẽ thành công trong những thành phố nhỏ của những tiểu bang xa xôi hẻo lánh nhưng liệu nó sẽ thành công trong những thành phố có trung tâm kinh tế thương mại quan trọng bậc nhất trên thế giới như New York? Hay chúng ta tiếp tục chấp nhận là có những công ty quá lớn để có tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống chính trị của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. 

Không biết quyết định của quốc hội Hoa Kỳ sẽ ra sao nhưng trong đời sống kinh tế hiện nay, một công ty "Quá lớn để có thể bị xụp đổ" hay "Too big to fail" được định nghĩa là một công ty "Quá lớn để có thể quản trị nổi" hay "Quá lớn để có thể hiểu được" và nếu các ngân hàng không hiểu được và không quản trị được thì đây là điều rất nguy hiểm. Câu hỏi tiếp là liệu người dân Hoa Kỳ có muốn chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận những gì mà họ không hiểu được và quản lý được hay không? 

[*] Hoa Kỳ là môt quốc gia Cộng Hòa chứ không phải là Dân Chủ. Chúng ta có thể có một xã hội dân chủ nhưng trong một thể chế Cộng Hòa. 

No comments:

Post a Comment