Tháng 3 vừa rồi, tôi có dịp sang Iran trong vòng khoảng hơn 1 tháng. Ấn tượng chung về đất nước này quả thật rất khác so với hình dung của tôi trước khi đi. (Anh Tuấn) <Bài này tôi viết vào hồi tháng 4 và đã gửi đăng trên VnExpress: http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/The-gioi/2006/04/3B9E90C2/>
Về văn hoá, người dân Iran hết sức tự hào vì là chủ nhân của một trong những nền văn minh lâu đời trên thế giới - văn minh Ba Tư. Nền văn minh này đã từng có lãnh thổ ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ vùng Trung Á, sang đến Ai Cập và xuống đến vùng phía Tây Ấn Độ.
Hẳn ít người Việt Nam nào mà lại chưa từng biết đến một nàng Seheradaz xinh đẹp bằng trí thông minh của mình đã chinh phục trái tim vị quốc vương khó tính trong Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm, hay chuyện chàng Aladdin với cây đèn thần và Tấm thảm bay,... Tất cả đều bắt nguồn từ nền văn minh hơn 3500 năm lịch sử này.
Về cuộc sống hiện tại, cũng như nhiều quốc gia Hồi giáo khác, Iran rất may mắn được làm chủ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là dầu mỏ. Họ cho rằng, dầu mỏ chính là món quà mà Thánh Allah ban cho người Hồi giáo. Không chỉ sống dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp của đất nước này cũng rất phát triển.
Một ví dụ là ngành công nghiệp ôtô: Hãng xe Iran Khodro là hãng xe có số lượng xe bán ra đứng thứ 10 thế giới, mỗi năm chỉ tính riêng lượng xuất khẩu sang các nước thuộc khối Arab đã là khoảng 6-7 triệu chiếc (theo Iran Daily). Liên kết với hãng xe Peugeot, Iran Khodro cũng chiếm thị phần gần như tuyệt đối ở thị trường nội địa. Một con số thế này để bạn đọc dễ hình dung: thủ đô Tehran có 12-13 triệu dân thì có khoảng 3-4 triệu chiếc ôtô thường xuyên chạy trên đường. Chắc là con số này cũng đủ nói lên nhiều điều nếu so sánh với lượng xe hơi bán ra hàng thàng chưa đến 2000 của các doanh nghiệp thuộc Vama. Tất nhiên là về chất lượng thì còn phải bàn nhiều. Có lẽ là do giá xăng ở đất nước này quá rẻ (tính ra tiền Việt chỉ có 1500 đồng/lít) nên họ có vẻ không chú trọng nhiều đến yếu tố tiết kiệm nhiên liệu chăng và mức độ ô nhiễm ở thủ đô Tehran thì xấp xỉ mức báo động!
Người dân Iran trước năm 1979 có phong cách sống không khác gì người phương Tây, nhưng sau cuộc Cách mạng Hồi giáo của Giáo chủ Khomeni thì người dân buộc phải tuân thủ các giáo luật của đạo Hồi Shiite. Trong suốt chiều dài lịch sử, người Hồi giáo Shiite luôn bị che lấp dưới cái bóng quá lớn của dòng Sunni và Cách mạng năm 1979 đánh dấu bước ngoặt lớn của Hồi giáo khi người Shiite kiểm soát được một trong những quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới cả về tiềm lực quân sự, kinh tế.
Trong thời gian ở Iran, tôi nhận thấy là người dân nước này rất có cảm tình với người Việt Nam. Họ được giáo dục ở trường khá nhiều về cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta và điều thú vị là rất nhiều người trong số họ biết khá rõ về những chiến sỹ Bắc Việt thời trước 1975.
Qua cảm nhận thực tế của tôi, có lẽ các bên đang tranh cãi nhau về vấn đề Iran cần ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp phi quân sự. Nếu nước Mỹ tấn công Iran, họ sẽ khó có được một chiến thắng dễ dàng như ở Iraq, và chắc chắn sẽ làm vạc dầu Trung Đông bùng nổ và không biết thế giới sẽ đi về đâu. Iran thì cũng đang vấp phải nhiều vấn đề nội tại, như tình trạng thiếu hụt nhân lực lao động, năng lượng sắp cạn kiệt, trình độ công nghệ tương đối chậm theo kịp các nước phát triển, một chính phủ bị tôn giáo chi phối quá nhiều,… và theo tôi, người dân cũng không muốn xảy ra chiến tranh như những gì chính phủ lớn tiếng. Các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả Pháp, Đức cũng đều có những mối ràng buộc kinh tế rất lớn với đất nước rộng 1,5 triệu km2 này.
Tuy nhiên, tôi vẫn lo ngại về một cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh sẽ xảy ra như dự đoán của Giáo sư Huntington tại xứ sở Ba Tư này.
toan bi hong unicode Tuan a, truoc khi post ay paste bai vao word, format roi paste lai vao blog y', se ko bi ho?ng nua
ReplyDeleteCha phai hong unicode dau ban oi, tai vi ban dung IE day ma, nen khong doc duoc la phai. Gio ban lam theo cach nay nhe "Neu ban khong doc duoc Tieng Viet thi vao Tools Internet Options Accessibility... Chon Ignore font styles specified on Web pages nhe!"
ReplyDelete@Tuan: Bai cua Tuan viet chuyen nghiep nhu dan phong vien vay, ong ban mot sach a.
@Hong Ha: Cau thu dung Firefox xem, chac se khong bi hong font nua dau.
ReplyDelete@ Me chau Bao Linh: Thanks me chau nhe. To cung chi viet lach cho vui sau nhung luc bon chen voi doi thoi chu lam sao tro thanh phong vien duoc. Hihi.