Wednesday, 30 August 2006

VỀ LẠI PHỐ XƯA



<Thanks Bích Ngọc đã gửi cho tớ một bài thơ hay....>Image



VỀ LẠI PHỐ XƯA


Thái Thăng Long


tặng Phú Quang, mùa đông 1999.
Không còn những gốc bàng mùa đông mười bảy
Không còn tiếng đàn trong lửa cháy
Không còn mái ngói rêu xanh với sự tích của mình
Không còn những mùa heo may về rét mướt
Ngoại ô đêm cô đơn
Để lòng người yên lặng
Bước chân về trên lá nhớ ai ?

Gió tha hương
Nhớ đôi vai gầy của mẹ
Người tha hương

Chập chờn như thể
Đêm không đâu
Gió lạnh rít bên thềm

Phố xưa
Ta tìm những ô ăn quan năm ấy
Ta tìm gương mặt bé con của em
Vụt lớn sau chiến tranh
Ta tìm màu rêu chầm chậm
Ngân ngân tiếng guốc
Lọc cọc xe qua
Tiếng tàu điện rập rình
Phố xưa
Trong nỗi nhớ của em
Ta hoang vắng mỗi chiều giá lạnh
Chợt niềm vui
Nhận lại những tiếng đàn.

Tuesday, 29 August 2006

Hà Nội Phố



Trường ca

HÀ NỘI PHỐ
Gửi những người Hà Nội đi xa

<Phan Vũ>

Chương I

1.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mùi hoàng lan,
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya,
Thang gác cọt kẹt thời gian,
Thân gỗ ...

Ta còn em màu xanh thật đêm,
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió.
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ,
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...


2.

Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn,
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba
Vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ
Thoáng qua.
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố
Một trang tình sử…


3.

Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc,
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…


4.

Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita,
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu,
Một người nào lạc giữa sân ga...

Chương II

5.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa,
Cơn mưa đầy,
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng
Nhớ tuổi học trò...


6.

Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt,
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xoà
Ký niệm
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...


7.

Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa.
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...


8.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…


9.

Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…


10.

Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh! Lanh canh!
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ?
Bó gạo, mớ rau,
Mẹ về buổi chợ.
Lanh canh! Lanh canh!
Lá bánh, củ khoai,
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…

Chương III

11.

Em ơi! Hà Nội phố
Ta còn em con đê lộng gió,
Dòng sông chảy mang theo hình phố,
Cô gái dựa lưng bên gốc me già.
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...


12.

Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ la đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...


13.

Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn.
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…


14.

Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ.
Cô gái gặp nắng hanh
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố,
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...

Chương IV

15.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi,
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...

Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...

16.

Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Giỏ phong lan,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?

17.

Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...


18.

Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?


19.

Ta còn em nóc phố
Lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...


Chương V

20.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây nào in bóng rồng bay ?...


21.

Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp,
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…

Chương VI

22.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em năm cửa ô
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…


23.

Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ,
Ngôi nhà không người ở,
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố,
Bơ vơ
Không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha...


24.

Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng,
Chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…

Chương VII

25.

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…

Phan Vũ,
Tháng Chạp năm 1972

Sunday, 27 August 2006

Đi Lào uống Beerlao

1
Sabbai dee” – Em lễ tân khách sạn Mêkông chắp hai tay, khẽ cúi đầu nở nụ cười thật duyên đón chào tôi - một kẻ lữ khách xa lạ đang kiếm tìm một chỗ nghỉ chân sau một cuộc hành trình dài.

Vậy là tôi đã có mặt tại thủ phủ tỉnh lị Savannakhet của Pathet Lan Xang (Xứ Triệu Voi). Người Việt ta vẫn quen gọi khoéng (tỉnh) lớn thứ nhì và đông dân nhất xứ Lào này bằng cái tên Savan (Sà-vẳn) hay Muang Savan, nhưng tên chính thức của nó là Muang Khanthabouli. Savannakhet vừa là tên tỉnh, vừa là thủ phủ, do Hoàng tử Thao Keosimphali (con trai thứ của Vua Luang Phonsim) thành lập năm 1642. Trong cuộc khai hoang mở đất, ông đã mang theo nhiều gia đình từ Ban Phonsim (cách thị xã Savannakhet ngày nay 18 km về phía đông) đến định cư dọc theo bờ sông Mekong và đặt tên cho làng ấp nhỏ bé của mình là Ban Thahae (Làng Cảng Chất khoáng). Một số người trong số này đã vượt qua sông Mêkông đến lập ấp ở bờ phía Tây và đặt tên làng là Ban HuayMuk (hay Mukdahan, Muang Muk – địa phận Thái Lan ngày nay). Về mặt hành chính, tỉnh Savannakhet rộng 21774 km2, với dân số hơn 80 vạn (trong đó 73% là người Lào – Thái, 20% người Môn – Khmer và khoảng 3000 người Việt, chiếm 0,3%), chia thành 15 mương (tương tự như huyện của ta) với trên 1500 ngôi làng lớn nhỏ.

Tỉnh Trung Lào này vốn có tên là Souvannaphourn. Năm 1883, khi bắt đầu tiến hành xâm lược xứ Lào, người Pháp đổi tên thành Savannakhet, theo tiếng Lào có nghĩa là Địa đàng. Hay nhỉ, hình như ở bất kỳ nước nào cũng có một địa danh mang nghĩa Địa đàng, Cổng trời hay một cái gì đó tương tự như vậy thì phải.

Bản đồ nước Lào:
Bản đồ hành chính Savannakhet:
Người Pháp ở Lào năm 1893:

2
Thực ra, tôi đã đặt trên lên đất Sà-vẳn ngay từ khi bước chân qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).

Những năm học cấp hai, cấp ba ngoài Hà Nội, tôi đã từng mong một ngày được đặt chân đến Lao Bảo, để được trải nghiệm nơi trong những ngày sóng gió nhất của Cách mạng Việt Nam, Tố Hữu đã từng viết nên những dòng thơ đầy hoài bão nhiệt tình của lứa tuổi hai mươi “Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa/…” hay “Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu/ Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão/ Gân đang săn và thớ thịt căng da/ Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!” (Trăng trối - 1940). Hơn nửa thế kỷ sau những ngày tuyệt thực trong nhà ngục Lao Bảo để làm cách mạng, Tố Hữu có biết chăng ngày hôm nay Lao Bảo đã có nhiều đổi thay, giờ đây đang được quy hoạch để trở thành một Thâm Quyến của Việt Nam với biết bao hứa hẹn. Quả thật, Lao Bảo có rất nhiều lợi thế: là điểm xuất phát của con đường xuyên Á (dân ta quen gọi là đường 9 Nam Lào hơn), nối từ Miến Điện, qua Đông Bắc Thái Lan, Sa-vẳn, tới Lao Bảo và từ Lao Bảo đi ra biển Đông qua các cảng biển như Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,… Ngoài ra, đây còn là giao điểm quan trọng ở miền Trung của các tuyến giao thông huyết mạch đối với đất nước: đường 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh. Có lẽ cái ngày mà Đặc khu Kinh tế thương mại Lao Bảo trở thành Thâm Quyến phẩy (nghĩa là sau 20 năm, từ một ngôi làng xơ xác chỉ toàn lau với sậy vụt biến thành một thành phố có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 120 tỷ USD – đứng đầu Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người gần 7000 USD và là cảng trung chuyển container lớn thứ 4 thế giới) đủ làm hấp dẫn bất kỳ một người dân nào nơi đây. Nhưng đợi 20 năm để mỗi năm có 100 triệu đồng thu nhập thì khí hơi lâu, mà cơm ngày 3 bữa phải ăn, trẻ con hàng ngày phải cắp cặp đến trường, nên người dân bản địa vẫn phải lăn lộn, bươn trải cuộc mưu sinh. Ở cái vùng giáp biên này có 2 nghề sống được: đổi tiền và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tất nhiên là về khoản hàng trắng thì cái cửa ngõ nằm sát sông Sê-pôn này chắc cũng chẳng kém cạnh gì cửa khẩu Nậm Cắn ngoài Nghệ An là bao….

...Làm theo những người đứng xếp hàng trước, kẹp tờ năm nghìn vào giữa cuốn hộ chiếu nhẹ nhàng đưa cho mấy viên chức cửa khẩu để đóng dấu thông hành, và rồi chỉ chưa đầy 1 phút sau, nhận lại cuốn hộ chiếu, tôi rảo bước tiến đến trạm kiểm soát cửa khẩu phía biên giới Lào.

Bản đồ khu vực Lao Bảo (có thể nhìn thấy nhà tù cũ)

Tuyệt đại đa số người làm nghề đổi tiền ở cửa khẩu Lao Bảo là phụ nữ

Welcome to Savannakhet

* Ghi chú: Bài có sử dụng một số ảnh không phải do người viết chụp.

3.
Cái thị trấn giáp biên Lào – Việt này không khác nhiều so với những thị trấn heo hút xứ Lương Sơn, Yên Thủy (Hòa Bình), Sìn Hồ, Than Uyên (Sơn La) hay thủ phủ một loạt huyện lị miền núi suốt một dải đất miền Trung từ Thanh-Nghệ vào đến Quảng-Đà mà tôi từng vác ba-lô rong ruổi đi qua. Cũng đìu hiu mấy tay xe ôm đứng chờ khách, cũng lơ thơ vài quán tạp phẩm cùng mấy hàng đồ ăn như cháo, phở bình thường không có gì đặc sắc. Chúng nhỏ thôi nhưng cũng đủ hàng chẳng kém gì chuỗi cửa hàng Seven Eleven hay Lawson. Thật đối với tôi thì một bát miến lèo tèo vài miếng thịt trâu lúc đó ngon chả kém một bữa 6000 Mỹ kim có Geisha múa hát hầu rượu mà tôi từng thưởng thức giữa đất Kyoto mùa hoa anh đào nở năm nao. Các bác đừng cười em thực bất tri kỳ vị nhưng đối với em những thứ đó rằng hay thì thật là hay nhưng cũng là như nước chảy mây trôi xuân, hạ, thu, đông,… rồi lại xuân chứ ngẫm đi ngẫm lại cái còn lại là cảm giác được trải nghiệm một điều gì đó mà cuộc mưu sinh thường nhật khó cho phép mình có được. Lại chợt nhớ đến niềm sung sướng được cắn ngập răng vào que kem giá 50 đồng (vâng, 50 Việt Nam Đồng, không hơn!) giữa núi rừng Lương Sơn trong mùa hè đỏ lửa năm 2001. Tất cả đều là những trải nghiệm khó quên trong đời.



Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến nước Lào. Năm 13, 14 tuổi gì đó, được ông già lôi đi theo xe của Bộ chỉ huy Quân sự Quân khu 4 sang thăm lại chiến trường xưa Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng) và Sầm Nưa. Ký ức về chuyến đi đó không nhiều, chỉ nhớ rằng hồi đó người Việt đi sang Lào bằng đường bộ thì vô tư, dễ dàng không khác gì lên Con Cuông, Kỳ Anh nhưng giờ thì có khác một chút. Nghe nói đi sang Lào nên có người Lào đi cùng (nên đi cùng bộ đội Pathet Lao) bằng xe biển Lào. Nếu có xe bọc thép đi cùng là tốt nhất. Lại nghe nói ở một số tuyến đường, nhất là Route 13 đoạn từ Luang Prabang đến Vientian rất hay gặp dân H’mông nổi loạn phục kích. Mục tiêu chính là dân Việt và du khách nước ngoài, để gây sức ép với nhà nước Lào. Về chuyện này thì nhiều, nhưng có phần nhạy cảm, nên không đề cập đến nữa, xin quay về khu chợ Savẳn tiếp chuyến hành trình hầu các bác.

--------------

Sau bát miến lót lòng, việc tiếp theo là xem giờ xe chạy từ chợ biên về tỉnh lị Savannakhet. Khi còn ở bên kia biên giới, phía Lao Bảo, tôi đã cẩn thận hỏi một số người về chuyện xe cộ. Hơn 200 cây số chứ không phải ít nên cứ hỏi trước cho nó chắc cú. Ai cũng nói với tôi là đâu quãng 8 giờ gì đó. Nhưng cái sự đại khái của người Lào thì người An Nam ta còn phải gọi bằng sư phụ. Tôi đã yên tâm là xe sẽ chạy vào khoảng 8 giờ khi được nghe câu trả lời hết sức ân cần của một chị cán bộ cửa khẩu bằng một thứ tiếng Việt theo tôi là không có gì phải phàn nàn. Bến xe (gọi là bến cho oai chứ chỉ có duy nhất một chiếc xe khách như hình bên dưới) chỉ cách nơi tôi hỏi thăm giờ giấc có 1 cây thôi mà không ai trả lời được chính xác cả. Tấm ảnh bên dưới là giờ xe chạy, chuyến đầu tiên trong ngày đã lăn bánh lúc 7 giờ và chuyến xe tiếp theo sẽ khởi hành vào lúc khoảng 10 giờ, chứ không phải vào khoảng 8 giờ! Có lẽ người ta mới thay đổi giờ giấc trên tấm bảng này chăng? Đâu có gì phức tạp vì đó chỉ là một tấm bảng viết thông thường. Thời điểm đó là khoảng 7 rưỡi nên tôi sẽ phải chờ đợi khoảng 2 tiếng rưỡi.



Đành phải ngồi đợi vậy. Cũng chẳng hề hấn gì, từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ ngại chờ đợi. Cùng cảnh đợi chờ như tôi có thêm một đôi Tây ba lô tóc vàn mắt xanh tuổi trạc gần 30. Hẳn cũng là dân back-packer như mình đây. Tôi thầm nhủ. Rút bao Mild Seven ra, tôi châm điếu thuốc bắt chuyện. Hóa ra hai thanh niên dân Thụy Điển này vừa ở Việt Nam 3 tháng, và bây giờ bắt đầu chuyến đi Lào, họ đi cùng tôi đến Savannakhet nhưng không ở lại mà sẽ đi tiếp xuống Siphandon luôn. Cô nàng dân Stockholm, anh chàng dân một tỉnh nào đó tôi không nhớ, đâu ở phương Bắc, rất gần Bắc Cực, nơi mỗi năm có 5 tháng không hề có sự hiện diện của bóng đêm. Tôi mua chuyện: À thế à, ngày xưa người Việt chúng tao hơi bị thích Thủ tướng Olof Palmer đấy nhé, cám ơn chúng mày xây giúp cái nhà máy giấy Bãi Bằng, tao nghe nói chế độ phúc lợi xã hội của chúng mày tốt lắm ha,… rồi lại xoay qua chuyện mày có biết không, Henrik Larsson có hơi bị nhiều fan ở Việt Nam đấy. Mà tao nghe nói dạo này anh ta cắt tóc rồi hay sao ý. Rồi nào là lão Sven Goran Erikson đếch thể mê được nhỉ. Đại khái là những câu chuyện linh ta linh tinh vô thưởng vô phạt như thế rồi thì cũng đến giờ xe chạy.

Xe khách của Lào thì cũng chả có gì đặc biệt đáng nói cả. Cũng như xe đò của ta cách đây chục năm. Khi chạy thì cứ mở cửa đón gió trời lồng lộng thôi, chả có máy lạnh đâu. Có nhõn 3 cái quạt con cóc treo trên trần xe nhưng chắc phải hôm nào mùa hè nóng lắm mới bật. Video thì 5 tiếng đồng hồ liền chỉ phát ca nhạc hoặc phim Thái. Thể loại thì sên sến na ná như phim về anh cảnh sát Phăng Xéng hơn chục năm về trước chiếu trên truyền hình Việt Nam.


Phải công nhận là đường sá ở Lào khá ngon. Ít ra là tuyến đường 9 xuyên Á mới xây dựng do nguồn vốn tài trợ của ADB/JBIC này. Ngồi trên xe, tôi cứ mải miết hình dung về một tương lai không xa, khi tuyến đường hành lang Đông – Tây sẽ trở thành một Silk Road mới, mang lại sự thuận tiện trong giao thương, là điểm mốc quan trọng trong tiến trình thống nhất kinh tế cho cả châu Á lục địa. Liệu tôi có quá lạc quan chăng?

(còn tiếp)

Tie a yellow ribbon 'round the ole oak tree



Đây là một tản văn rất xúc động của chị Phan Việt viết tầm quãng năm 2000. "Tie a yellow ribbon..." là một trong những bài country mà mình thích nhất.

Tie a yellow ribbon round the ole oak tree

( Phan Việt _ TinyHuong )

"Đêm trước hôm rời Hà Nội sang Mỹ học, cô không sao ngủ được. Bố mẹ giục cô đi ngủ sớm để giữ sức khoẻ cho chuyến bay dài vượt đại dương sang bên kia bán cầu. Cô tắt điện để chiều lòng bố mẹ, tắt cả cái đèn ngủ nhỏ mà hàng đêm cô vẫn giữ sáng; rồi nằm trong bóng tối nghe nhạc từ một cái cassette cũ. Có hai bài hát cô mở đi mở lại trong một băng nhạc Folk - Country của Mỹ. Một là bài I am leaving on a jet plane của John Denver; một là bài Tie a yellow ribbon round the ole oak tree do Tony Orlando hát. Bài thứ nhất làm cô nghĩ đến phim Amageddon, một phim khá hiện đại, nên cô không thích lắm. Bài thứ hai làm cho cô thấy đau thắt trong lòng. Lời của nó thế này:
Em yêu ơi, hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất
Cây sồi đã ở đó lâu rồi. Còn em có yêu anh nữa không?
Nếu không có dải ruy băng ấy, anh sẽ tiếp tục đi và sẽ cố quên những gì chúng ta đã có vì anh là người có lỗi
Em yêu ơi, anh sẽ đi nếu không nhìn thấy dải ruy băng vàng.
Bác tài ơi, làm ơn nhìn hộ tôi
Vì tôi không có can đảm nhìn cây sồi già duy nhất ấy
Tôi là một kẻ tội nhân, và chỉ có tình yêu của cô ấy mới đem đến tha thứ
Và cô ấy sẽ tha thứ nếu cô ấy buộc lên cây sồi già một dải ruy băng

Cô đã nghe câu chuyện này nhiều lần rồi. Câu chuyện có thật và xảy ra vào năm 1972 ở một miền nào đó của nước Mỹ - nơi mà cô sắp đến. Chuyện kể về một người con trai phải đi tù ba năm vì phạm tội. Anh viết thư cho vợ và nhắn cô ấy nếu còn yêu và tha thứ cho anh thì hãy buộc lên cây sồi già duy nhất trong quảng trường của thị trấn họ sống một dải ruy băng vàng vào ngày anh sẽ mãn hạn tù. Nếu anh đi xe đò qua mà không thấy có dải ruy băng vàng đó, anh sẽ rời thị trấn và bỏ đi biệt tích, không quay lại làm phiền cô nữa.
Chuyện cũng kể rằng ngưòi con trai này đã khóc nức nở khi anh nhìn thấy hàng trăm dải ruy băng vàng được buộc quanh cây sồi già trong quảng trường thị trấn vào buổi chiều hôm anh trở về nhà.
Năm 1972, đĩa nhạc này của Tony Orlando trở thành đĩa bán chạy nhất. Tháng 12 năm đó, nước Mỹ - trong một nỗ lực cuối cùng của những kẻ sắp bại trận - đã ném bom tàn phá Hà Nội vào chính những ngày Giáng Sinh. Những ngưòi mẹ, người chị Mỹ phản chiến cho chiến tranh Việt Nam bắt đầu đeo một dải ruy băng vàng trên ngực áo với thông điệp: hãy đưa những người lính trở về nhà. Năm 1991, cuộc chiến ở Iraq một lần nữa làm thay đổi ý nghĩa của dải băng vàng. Nhưng lúc nào nó cũng vẫn là niềm tin, tình yêu và tha thứ.
Cô nằm nghe bài hát rất nhiều lần, rồi ngủ quên lúc nào không biết. Buổi trưa hôm sau ở sân bay Nội Bài, cô cười rất tươi, ôm hôn bạn bè, các chị em gái rồi vội vàng đi vào phòng cách ly. Hai tiếng sau, ở sân bay Hồng Kông, cô ngồi một mình trên ghế dài mặc cho nước mắt chảy xuống.

Có một người nhất định không đi tiễn cô vào ngày cô đi. Người này về sau cũng không giải thích lý do và cũng không kể anh đã làm gì vào ngày đó. Thực ra, một lời giải thích là không cần thiết. Cả anh và cô đều hiểu.
Chính người này đã hẹn gặp cô vào buổi tối trước buổi tối cô nằm không ngủ. Cô và anh đi loăng quăng qua các con phố, chẳng ai nói câu gì. Đến bây giờ cô vãn còn nhớ cảm giác đó - cảm giác ở rất gần với anh mà chẳng thể nào nói được điều gì. Mà biết nói gì? Cô đoán anh cũng ngổn ngang như cô. Hai người cứ đi. Anh đưa cô qua tất cả những con phố họ vẫn thường qua; cả những con đường dài vắng vẻ trên Hồ Tây - lúc chiều tà vẫn hay gợi nhớ đến Chiều ở Autengeui của Monet, cả những khu phố cổ náo nhiệt - chợ Hàng Da, phố Hàng Điếu, Lý Quốc Sư, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bông và Hàng Đào. Họ ngồi uống nước mía ở ngay đầu phố Hàng Điếu, chỗ ngã năm chợ. Đấy là lần duy nhất trong cả buổi tối, cô nhìn thoáng vào mặt anh. Bình thản và điềm đạm. Khi đưa cô về ngõ, anh cười, cũng không nhìn vào mặt cô, và nói: "Nhớ giữ gìn sức khoẻ, có gì thì viết thư về nhé".
Chính người này, mùa hè trước đó vẫn hay chơi Passion Blue trên chiếc piano cũ của Nga mỗi khi cô ghé qua nhà. Anh cũng đưa cô đến những lớp học vẽ người xem anh vẽ. Cô đã ngồi hàng giờ trong căn phòng chật chội trên gác hai của một ông hoạ sỹ già, xem anh và các bạn đo và vẽ bằng than chì. Anh là người duy nhất trong lớp được phép vẽ sơn dầu. Hai bàn tay anh gầy có những ngón dài và xương, nắn nót đưa những nét cọ trên tấm toan trắng. Lúc nào cũng bình thản và điềm đạm như thế.
Cũng chính người này đã đi dạo với cô những tối Sapa mù sương khi bạn bè mải chơi bài hay trêu nhau. Anh mua ngô nướng và kem; đi đến khi mỏi chân thì về.
Trong ba năm quen biết, anh và cô chưa bao giờ cần nói với nhau về tình cảm của mình. Đến tận ngày cô đi cũng thế. Họ cũng chưa bao giờ cầm tay; chưa bao giờ gần gũi. Thậm chí họ cũng không có cả ý nghĩ đó. Nhưng cảm giác thì thật rõ ràng: rằng người kia luôn ở gần khi ta cần. Cả hai đều biết là có quá nhiều thời gian và việc phải làm ở phía trước.
Có thật là có nhiều thời gian không?
Lúc ngồi ở sân bay Hồng Kông để kệ cho nước mắt chảy, em có cảm giác như là trách móc. Trách điều gì thì em cũng không hiểu. Chỉ cảm thấy có một chút trống vắng và cảm thấy rõ ràng có cái gì đó đã ra có thể tốt hơn, chắc chắn hơn. Lần này em đi, nhanh thì 3 năm, mà lâu thì chưa biết đến bao giờ sẽ về. Một cái gì đó níu chắc chắn có lẽ là một cái em cần lúc đó. Thế mà em chỉ cảm thấy đi là đi.
Nước mắt chảy một lúc thì em bắt đầu bình tĩnh lại và lôi túi sách ra lục lọi xem bạn bè với bố mẹ còn cố nhét thêm gì lúc sáng nay. Em thấy có một cái gói giấy nho nhỏ, vặn thành hình cái kẹo to, không biết của ai bỏ vào túi. Mở ra thì thấy bên trong là một cái túi nhỏ xíu bằng vải nhung đỏ rực, có dây thắt miệng màu vàng rực giống như túi của các bà già. Bên trong túi có một cái vòng bạc đeo cổ rất đẹp. Cái vòng bạc này - người mà em kể là không đi tiễn em đã đeo nó không biết từ bao giờ rồi. Em không biết ai đã bỏ nó vào túi em sáng nay.
"Dear G," - anh viết, lúc nào cũng bằng tiếng Anh, chắc viết từ văn phòng.
"Are you doing fine over there? It is almost autumn here, beautiful as always. What a shame I don’t have time to enjoy it. The reason is already known: too much work. Are you doing okie, G?"
Lúc nào anh cũng vẫn thế: are you doing fine? Cô có doing fine không ư? Có và không. Làm thế nào để giải thích cho anh hiểu khi mà anh không có cùng tham chiếu về nước Mỹ này? Làm thế nào để anh biết về những mệt nhọc của cuộc sống mới xa xôi, những lo toan hàng ngày; những niềm vui không có người nào xung quanh thực tâm hiểu được; những câu đùa mà những người không chung ngôn ngữ với cô chỉ có thể tán thưởng mà không bắt hết ý. Làm thế nào để cho anh hiểu được những giây phút lo thắt ruột khi một mình lo toan mọi thứ; những lúc nghe một giọng ca nữ hát "Tôi mong về Hà Nội để thương áo len cài vội một chiều đôn
g rét mướt" mà thấy xúc động sâu tận đáy lòng; những lúc đêm muốn gọi điện hay nói chuyện về nhà mà cứ phải nói nhỏ vì các bạn cùng phòng đang ngủ;rồi những khi vui như điên vì những thành tích, những tiến bộ mới, những người bạn mới mà không thể kể cho anh vì không muốn phải dài dòng kể hết về người này người nọ.

"Dear M," - cô ấn vào nút reply:
"I am doing perfectly fine here. Yeah, what a shame you don’t find time to enjoy beautiful days in Hanoi. The reason is indeed known and confirmed silly. Are you doing okie too, M?"
Em đeo cái vòng cổ bằng bạc đó từ ngày sang Mỹ. Không biết sẽ đeo đến bao giờ. Em vẫn doing fine in almost every way, except one. Cái này thì có lẽ em sẽ phải doing my way thôi.
Cuộc chiến mới ở Apghanistan làm cho cả nước Mỹ nơi cô đang sống như lên cơn sốt. Khắp nơi, cô gặp những người Mỹ đeo những dải ruy băng có ba màu trắng, xanh và đỏ như màu cờ Mỹ. Cô cũng dán một dải ruy băng vàng lên trước máy vi tính trong phòng riêng. Các bạn cùng nhà tò mò hỏi, cô chỉ cười và dài giọng hát vui vui:
Em yêu ơi, hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất
Cây sồi đã ở đó lâu rồi. Còn em có yêu anh nữa không?
Nếu không có dải ruy băng ấy, anh sẽ tiếp tục đi và sẽ cố quên những gì chúng ta đã có vì anh là người có lỗi
Em yêu ơi, anh sẽ đi nếu không nhìn thấy dải ruy băng vàng"

Những lá thư Ba Tư (phần 1-2)

<Mấy bài này mình viết trên một forum - bây giờ lập blog thì mình lôi sang đây - và cũng đưa vào một số bài comment của các bạn>


Thư thứ nhất
Nemo gửi T., từ Tehran

Vậy là đã một tháng trời tớ lang thang ở xứ Ba Tư, theo dấu xưa xe ngựa ‎hồn thu thảo, tìm đến những vết tích xa xưa của một đoạn trên con đường ‎tơ lụa lừng lẫy thủa nào, hôm nay mới tĩnh tâm viết vài dòng gửi về nhà ‎gọi là chia sẻ chút trải nghiệm.‎
Không biết phải bắt đầu từ đâu đây, thôi thì cũng nhân dịp sắp đến năm ‎mới của dân xứ này, tớ kể qua chuyện ăn Tết của họ vậy nhé. ‎

Tết Noruz
Huyền thoại và lịch sử
Trong tiếng Ba Tư (Persian), Noruz có nghĩa là "Ngày mới". Đó là khởi ‎đầu của một năm đối với người Afghanistan, Azerbaijan, Iran và ‎Tajikistan. Ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ ở châu Á cũng ‎vậy. Và mới đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa quyết định lấy Noruz làm ‎ngày lễ chính thức. Đây cũng là ngày lễ Năm Mới của người Iran (đặc ‎biệt là đối với người Kurd) tại các nước lân cận như Gruzia, Iraq, Syria ‎và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày lễ này bắt đầu vào dịp xuân phân, khoảng 21 tháng ‎Ba.‎

Theo truyền thuyết, Lễ Noruz có lịch sử trên 15000 năm (?) - trước khi kỷ ‎băng giá cuối cùng kết thúc. Vua Jamshid đánh dấu sự chuyển đổi của ‎người Indo-Iran từ săn thú sang chăn nuôi gia súc và nhân loại có một đời ‎sống ổn định hơn. Mùa màng luôn đóng một vai trò thiết yếu. Vạn vật ‎phụ thuộc vào bốn mùa trong năm. Sau một mùa đông khắc nghiệt, sự ‎khởi đầu của mùa đông là một dịp vĩ đại, khi Mẹ Thiên nhiên bừng giấc ‎với màu xanh tươi của hoa lá và gia súc sinh sôi nảy nở. Đó là khởi đầu ‎của sự thịnh vượng. Jamshid được coi là người đề ra Lễ Noruz.‎

Kinh cổ Avestan của Bái hoả giáo và các đoạn kinh về sau này chỉ ra rằng ‎Zarathustra đã phát triển lịch Indo-Iran cổ từ năm 1725 BC. Loại lịch phổ ‎biến lúc bấy giờ là âm lịch với 354 ngày. Sau mỗi 30 tháng, loại lịch này ‎lại được thêm vào một tháng nhuận làm cho loại lịch này hầu như vẫn ‎theo các mùa. Zarathustra, người lập nên Minh giáo, bản thân là một nhà ‎thiên văn, với đài quan sát của mình, đã nghiên cứu và điều chỉnh lịch ‎bằng cách đưa thêm 11 ngày nhuận để một năm âm lịch có 365 ngày, 5 ‎giờ và một phần lẻ.‎

Về sau, đến thời hậu Gathic, một năm được tính chỉ theo dương lịch với ‎mỗi tháng có 30 ngày. Thêm 5 ngày nhuận, và mỗi 4 năm lại thêm 1 ngày ‎nhuận, để làm cho 1 năm có 365 ngày, 5 giờ và phần lẻ. Về sau, lịch này ‎được chỉnh sửa lại để một năm có 365 ngày, 5 giờ 48 phút 45.5 giây. Một ‎năm bắt đầu đúng vào dịp xuân phân và do đó, không cần phải thêm vào ‎‎1 ngày cứ mỗi 4 năm và cũng không cần thiết phải có 1 năm nhuận. Đó là ‎‎(và hiện nay vẫn là) loại lịch tốt nhất và chính xác nhất.‎

Khoảng 12 thế kỷ sau, vào năm 487 BC, Darius Đại đế của triều đại ‎Achaemenid (550 BC đến 331 BC) kỷ niệm lễ Noruz tại thành Persepolis ‎mới xây dựng tại Ba Tư. Đó là một dịp rất đặc biệt. Vào ngày hôm đó, ‎những tia nắng mặt trời đầu tiên rọi xuống đài quan sát trong đại lễ đường ‎vào lúc 6:30 am; một sự kiện chỉ lặp lại vào mỗi 1400 năm. Nó ‎cũng trùng khớp với ngày lễ năm mới của người Babylon và người Do ‎Thái. Do vậy, đó là một điềm lành đối với người xưa. Persepolis là nơi ‎mà vua Achaemenid đón nhận thần dân từ khắp mọi nơi của vương quốc ‎rộng lớn vào dịp Noruz. Những bức tường của hoàng cung có mô tả cảnh ‎lễ hội này.‎

Dưới thời Sassanid (224 tới 652), người Ba Tư phải chuẩn bị 25 ngày ‎trước lễ Noruz. Mười hai cột gạch mộc, mỗi cái tượng trưng cho một ‎tháng trong năm, được dựng lên ở sân triều đình. Sau đó, người ta gieo ‎lên đỉnh cột nhiều hạt giống rau – lúa mỳ, lúa mạch, đậu lăng, đậu hạt và ‎các loại khác. Và chúng sẽ mọc lên xanh tốt vào đúng ngày Năm Mới.‎

Đức vua phát biểu trước toàn thể dân chúng và Đức Cao Tăng của vương ‎quốc là người đầu tiên chúc phúc cho Vua. Tiếp theo là các quan chức ‎triều đình. Mỗi người đều mang đến quà tặng và nhận được một phần ‎quà. Lễ kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày dành riêng cho một lớp người. ‎Đến ngày thứ 6, gọi là ngày Đại Noruz, nhà vua gặp gỡ thành viên hoàng ‎tộc và các cận thần. Cũng trong ngày này, những kẻ phạm tiểu hình sẽ ‎được ân xá. Các cây cột được chuyển đi vào ngày thứ 16 và dịp lễ kết ‎thúc. Trong thời gian này, thần dân trên khắp đế quốc đều linh đình tổ ‎chức lễ hội.‎

Kể từ thời đó, người dân của nền văn hoá Ba Tư, dù là người Minh giáo, ‎Do Thái giáo, Công giáo, Hồi giáo,... dưới sự cai trị của người Arab, Thổ ‎Nhĩ Kỳ, Mông Cổ hay Ba Tư, đếu tổ chức ngày Noruz vào ngày xuân ‎phân, tức 21 tháng Ba.‎

Người theo Minh giáo có 6 lễ hội tạ ơn theo mùa, gọi là "Gahanbars" ‎trong năm. Ngày xuân phân, gọi là Hamaspathmaidhaya trong tiếng ‎Avesta, nghĩa là "Middle of Equal Paths", hoặc theo một biểu ‎hiện đơn giản hơn, là "xuân phân" là ngày lễ quan trọng nhất. Về sau, nó ‎được gọi là "Nava Saredha" và về sau nữa là Now Sal, đều có nghĩa là ‎‎"Năm Mới". Ngày nay, người ta gọi là Noruz – Ngày Mới. Đó là ngày ‎đầu tiên của mùa xuân ở Bắc Bán cầu.

̣
(còn tiếp)
----

Atula wrote:

Hay đấy, lâu lâu mới có tin của Nemo.

Cát trắng trời xanh, tay nào vén khăn voan che mặt giai nhân.
Mắt ngọc má hồng, trống Ba-tư bập bùng đêm sa mạc

Cho thêm ảnh cho nó sinh động bạn hiền Nemo nào, hay là dial up của Iran chậm quá.

Ogiadinh wrote:

Навруз - Navruz: em phiên âm thế này có chuẩn ko Nemo. Đây là ngày lễ đầu năm mới của các nước hồi giáo thuộc địa phận Trung Á. Tính theo lịch của đạo Hồi thì ngày lễ năm này bắt đầu vào 21.03 (dương lịch).

Phong tục đón tết Navruz của người Trung Á cũng hay, họ tổ chức trồng nhiều loại cây từ trước tết, trong đó phải kể đến các loại lúa mỳ, lúa mạch, hành, hẹ... trong những bát nước/đất nhỏ và lấy đó là biểu tượng của mùa xuân. Thực chất những ngày xuân Navruz ở khu vực Trung Á các loại cây đào, táo (abricot) nở hoa rất đẹp, cây to, hoa trông giống hoa đào của mình cực.

Người Trung Á thuộc khu vực Kyrgystan, Uzbekistan, Afganistan, Tajikistan có phong tục nghiền các loại hạt lúa mạch... và trộn thành loại nước sệt sệt, ngòn ngọt mà không có đường. Trước đây em nghe 1 bác GS giảng về phong tục ăn (cũng có thể gọi là uống) nước này có nhiều truyền thuyết nhưng có 01 cái nghe rất hài. Người ở khu vực này ăn uống kham khổ lắm, nên răng lợi rất yếu, bằng chứng là dân Tajikistan, Uzbekistan chuyên môn đánh, bọc răng vàng hoặc bạc (thỉnh thoảng hôn em nào cũng cố lấy lưỡi đẩy đẩy xem có vớt được miếng vàng nào rụng ra không . Việc ăn cái nước sền sệt ấy không dễ như uống nước, mà nó sẽ dính đầy vào răng, nhiều khi toe toét cả miệng ra mà nhiều bạn có thể liên tưởng ngay tới việc ăn k ấy. Quan trọng là trên răng vẫn còn dính cái nước nhiều Vitamin này để tăng cường chất bổ cho răng lợi....

Hihihi từ quan điểm đó mà hồi này các em gái Trung Á cũng bỏ dần model bọc răng vàng.

Một phong tục nữa rất hay trong dịp lễ Navruz là tục đua ngựa giật cừu. Bác nào ở Trung Á lâu quá rõ, ngựa của nó to đùng, còi kẹ 1.78m như em đứng mới ngang lưng con ngựa. Người khu vực này đúng xuất thân du mục, cưỡi ngựa cực giỏi, tranh nhau 1 con lừa rồi vác nó lên 1 đỉnh núi hoặc 01 cột mốc làm đích. Ai mang được lừa về đó coi như thắng. Phẩn thưởng có khi rất lớn, 1 xe Nissan, cũng có khi chỉ là con cừu đó. Hì hì xem chúng nó giật cừu nhiều lúc thấy giống đá bóng hoặc tư bản châu âu chơi Polo.

Thôi em bốc phét thế, khi nào Nemo vào hát em phụ họa, nhỉ.

Nemo wrote:

(tiếp theo)
Người Minh Giáo tính thời đại của họ - thời đại Minh giáo (Zoroastrian ‎Religious Era – ZRE) - kể từ ngày Noruz năm 1737 BC. Vậy, bây giờ ‎‎(tháng 3/2006) là tháng cuối cùng của năm 3743 ZRE. Thực ra, cách tính ‎lịch này mới được hồi sinh bởi Hội Đồng Minh giáo 15 năm trước. Niên ‎lịch Minh giáo đã bị từ bỏ khi vương triều Achaemenid (550 - 331 BC - Thời đế quốc Ba Tư vĩ đại nhất trong lịch sử) chịu ảnh hưởng ‎bởi tập quán thống trị ở Lưỡng Hà lúc bấy giờ, tức là tính theo niên đại ‎của vương triều hiện hành. Đó là lý do vì sao người Minh giáo lại theo ‎lịch Fasli - Mặt trời, Shahenshahi (chiếm đa số của Parsi), Qadimi (một ‎thiểu số người Parsi và người Iran ở Ấn Độ và Pakistan) có lịch ‎Yazdgerdi, năm Vua Yazdgerdi lên ngôi năm 632. Cả lịch Shahenshahi ‎và Qadimi đều tính một năm chỉ có 365 ngày. Họ đã tính quá khoảng 7 ‎tháng vì đã tính thêm 1 ngày mỗi 4 năm. Có nghĩa là họ bỏ năm nhuận ‎‎(avardâd sâigâh) khoảng 855 năm trước đây – vào khoảng năm 1150. Tất ‎cả người Iran Minh giáo theo Fasli - hay dương lịch hoặc lịch theo mùa.‎

Khi người Hồi giáo Iran trở lại với năm dương lịch, họ đếm năm Hejra ‎theo hệ mặt trời. Như vậy, Noruz năm nay là năm 1385 Khorshidi. ‎

Bàn Noruz
Mọi gia đình đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ một tháng trước Tết. Lúa mỳ, ‎lúa mạch, đậu lăng và các hạt giống rau khác sau khi ngâm mọc trên đĩa ‎sứ và bình đất hình tròn khoảng 10 ngày trước, và đến đúng ngày Noruz, ‎chúng sẽ cao đến khoảng 6 - 7 cm.‎

Ngày nay, nghi lễ đã được giản tiện hoá đi nhiều. Người ta trải bàn, trên ‎đó một cuốn Kinh Qur'an, một chiếc gương, nến, lư hương, một chậu ‎nước đựng cá vàng, đĩa và bình có chồi rau, hoa tươi, hoa quả, vài đồng ‎xu, bánh mỳ, đường viên, mấy loại bột mỳ, mấy quả trứng luộc tươi trang ‎trí - giống quả trứng Phục Sinh, và nhất thiết phải có 7 thứ có tên bắt đầu ‎bằng chữ S theo tiếng Ba Tư (Haft Seen). Những thứ phổ biến nhất là ‎dấm (serkeh), cây sơn (sumac – somâq), tỏi (sir), samanu (một loại thức ‎ăn làm từ lúa mỳ đã nảy mầm), táo (sib), Quả lương thanh trà (sorb - Senjed) và rau thơm ‎‎(sabzi). Bảy loại này luôn được bày trong những chiếc bát hoặc đĩa nhỏ ‎đặt trên bàn. Bàn được trải khăn trắng - tượng trưng cho sự tinh khiết, ‎tinh tươm.‎

Gặp người Bái Hỏa Giáo, họ sẽ kể cho chúng ta về ý nghĩa từng chiếc đĩa chữ S như sau:‎

Chiếc đĩa thứ nhất: Tôi là "Serkeh", nghĩa là dấm. Dù chua nhưng tôi là ‎một thứ giúp bảo quản tốt. Tôi thêm hương vị cho những gì bạn muốn lưu ‎giữ và thưởng thức. Tôi tượng trưng cho sự bảo quản hương vị.‎

Chiếc đĩa thứ hai: Tôi là "Sumac", gợi cảm theo cách riêng của mình. Tôi ‎giúp cho món kabob (Tớ sẽ kể nhiều hơn cho cậu về cái món ăn đặc trưng này của người dân xứ này sau) của bạn có một hương vị riêng - hương vị bạn ‎thưởng thức. Tôi tượng trưng cho hương vị.‎

Chiếc đĩa thứ ba: Tôi là "Sir", nghĩa là tỏi. Một số người không thích mùi ‎của tôi nhưng những người khác lại yêu thích. Tôi giúp làm giảm huyết ‎áp. Tôi làm nguôi cơn giận. Tôi tượng trưng cho hoà bình.‎

Chiếc đĩa thứ tư: Tôi là "Samanu", một thứ bột dẻo rất ngọt, làm từ lúa ‎mỳ đang nảy mầm. Tôi tượng trưng cho mùa xuân đang đâm chồi nảy ‎lộc, vạn vật trong thời gian hạnh phúc.‎

Chiếc đĩa thứ năm: Tôi là "Sib", táo. Tôi tượng trưng cho các loại hoa quả ‎trên thế giới của chúng ta, cả theo nghĩa đen và hình tượng.‎

Chiếc đĩa thứ sáu: Tôi là "Senjed", là quả mọng nhạt của cây thanh lương ‎trà. Tôi là quả của loài cây mang đến bóng mát trong mùa hè. Tôi tượng ‎trưng cho lá chắn và sự an ninh khi bạn cần nghỉ ngơi.‎

Chiếc đĩa thứ bảy: Tôi là "Sabzi", rau thơm. Tôi đến từ những cánh đồng ‎xanh ngắt. Tôi tượng trưng cho sự thịnh vượng.‎

Tấm gương phản chiếu quá khứ của chúng ta và chỉ cho ta thấy hiện tại ‎để ta có thể lập kế hoạch thấu đáo cho tương lai. Nến mang đến ánh sáng, ‎sự ấm áp, và năng lượng hướng đến một cuộc sống chính trực mà đến ‎lượt mình, cuộc sống lại sinh ra ánh sáng, đem đến sự ấm áp, và cung cấp ‎năng lượng cho những người khác. Lư hương tạo nên mùi thơm ta cần để ‎suy ngẫm, cầu nguyện Chúa Trời, mong người giúp đỡ và chỉ hướng. Cá vàng tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy chuyển động. ‎Những đĩa chồi xanh và những quả trứng nhiều màu sắc đại diện cho sự ‎sáng tạo và năng suất.‎

Mọi thành viên trong gia đình đều ăn vận những bộ đồ đẹp nhất, ngồi ‎xung quanh bàn và háo hức chờ đón khoảnh khắc giao thừa qua đài phát ‎thanh hoặc máy truyền hình. Người chủ gia đình cầu kinh Noruz, và sau ‎giao thừa, mọi người ôm hôn nhau và chúc nhau một Noruz ngập tràn ‎hạnh phúc. Người lớn tuổi tặng quà cho thành viên nhỏ tuổi trong nhà. ‎Sau đó, mọi người đến hàng xóm, họ hàng, bạn bè chúc Tết nhau. Thời ‎trước, người Ba Tư còn có tục nhảy qua đống lửa với tín niệm rằng Lửa -‎vị thần cao quý trong tín ngưỡng Bái Hoả Giáo - sẽ đốt hết những rủi ro, ‎bất hạnh trong năm qua để đón mừng một năm mới may mắn.‎

Dịp lễ kéo dài 12 ngày, và đến sáng ngày thứ 13, mọi người đều kéo nhau ‎đi dã ngoại ở vùng thôn dã. Người Ba Tư gọi đó là "Sizdah-Bedar", nghĩa ‎là "Thirteen-in-the-outdoors". Các thành phố và làng mạc trở nên hoang ‎vắng đìu hiu vì hầu hết cư dân đã đi vào rừng, lên núi, trèo đèo, lội suối ‎hết cả. Mọi người hát hò, nhảy múa rất vui vẻ. Các thiếu nữ đến tuổi cập ‎kê thắt nút những sợi cỏ với mong ước rằng đến mùa Noruz sang năm sẽ ‎lập gia đình và sinh ra những đứa trẻ thật xinh xắn.

(còn tiếp)
-----
Ziusha wrote:
Em xin phép nói leo một tý với: em được nghe từ nguồn khác là ở một trong những nước Trung Á kể trên, ngày lễ Navruz kéo dài tới 1 tháng và ngày thứ sáu được coi là ngày lễ lớn nhất (dịch nôm na là the Great Navruz). Bác có thông tin gì về cái ngày gọi là Great Navruz không?

Thuyền trưởng có bức tranh tĩnh vật về Navruz đẹp quá!
Em xin phép góp thêm mấy cái ảnh từ ngày lễ này ở Uzkekistan và Tajikistan nhé:
Mầm cây nè:
Bàn tiệc (hơi nhiều bánh mì mà bên đó gọi là le-pesh-ka) này:

Khi nào Nemo kể tiếp đến đoạn Kebob thì khai khẩn cho em luôn về món Plov ngầy ngậy mà em mê mẩn nhé:
Hihi, em chỉ biết ăn mà chả biết gì về nó cả. Món này có được cho vào các món của Navruz không ạ?
__________________
Nghìn lần xem-vẫn đam mê
Trái tim buốt trước câu thề gió trăng
Cấm sao tơ nhện cứ giăng
Một đời dại - vẫn đa mang - một đời... (nthn)

Nemo wrote:

(tiếp theo)
Những ngày trước Tết
T. à, còn 3 tuần nữa mới đến Tết Noruz nhưng dân tình thành Tehran đã nhộn nhịp sắm sửa lắm rồi. Tuyết trên phố phường đã tan khá lâu, dù trên đỉnh Damavand cheo leo hay ngọn Tochal hùng vĩ vẫn còn đủ tuyết cho nam thanh nữ tú rủ nhau đi skiing. Thế nhưng, không vì thế mà không khí trong cái thành phố này bớt ngột ngạt hơn. Nhật báo Tehran Times số ra ngày 5/12 đưa tin: "Mức độ ô nhiễm của thành phố đã đến mức báo động".

Nghe phong thanh đâu đó, các công chức người Việt đang công tác tại xứ này đang đề nghị nhà nước xét tiêu chuẩn phụ cấp công tác tại địa bàn ô nhiễm môi trường thì phải. Cũng phải thôi, ô nhiễm khói bụi là điều khó tránh khỏi ở một thành phố mà hàng ngày có không dưới 3,2 triệu chiếc ô tô (đúng là triệu đấy chứ mình không nhầm đâu T. à) hoạt động. Xăng ở đây thì khỏi phải nói, là hàng hóa thuộc loại rẻ nhất thế giới. Tính ra tiền mình chưa đến nghìn rưởi một lít (chắc chỉ thua quê đồng chí Chavez nơi mà giá xăng chỉ 500 Việt kim), thành thử mỗi lần đổ xăng đi bét nhè chè thiu cũng chưa đến trăm khìn. Xăng như thế làm gì mà dân tình lại không đi vung vít cho sướng. Nhìn qua nhìn lại thì trong lượng xe cộ khổng lồ chỉ tính riêng thủ đô này hầu hết chỉ có 2,3 nhãn xe. Nhiều nhất là Iran Khodro - xe nội địa, tiếp đến là Peugeot, liên doanh với ... Iran Khodro. Loại xe được ưa chuộng nhất hiện thời là 206. Ngoài ra, chỉ có thêm Mitsubishi, BMW nhưng chỉ chiếm một con số rất rất nhỏ so với 2 loại trên.

Lại nói tiếp chuyện dân tình chuẩn bị sắm Tết. Cả tuần nay các chợ đã sôi động hơn hẳn thường nhật. Chợ ở đây - bất kỳ cái chợ nào - đều được gọi là Bazaar. Khái niệm này khác hẳn với xứ Phù Tang của T., nơi Bazaar được hiểu là Flea Market, hay chợ đồ cũ. Chợ ở đây có hai loại, chợ tự do và chợ bao cấp. Nếu mua ở chợ bao cấp thì thường rẻ hơn khoảng 20% so với mua ở chợ tự do. Thật kỳ lạ là ở cái xứ toàn là đồng cát sa mạc và núi đá thế này mà hàng nông nghiệp cái gì cũng sẵn có. Cũng mừng là trong đó cũng có một vài thứ xuất xứ từ quê ta đấy bạn à. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm vừa qua quê mình xuất được sang đây cũng hơn 90 triệu Mỹ kim - chưa là gì so với các thị trường lớn nhưng cũng được các doanh nghiệp bạn đánh giá khá cao về chất lượng.

Dịp Tết này, những mặt hàng tiêu thụ chạy nhất vẫn là các loại rau quả Haft Seen, thực phẩm, thảm , đồ gia dụng,... như ở mọi nơi trên trái đất này thôi. Trong khi các sứ bộ hàng ngày hàng giờ hồi hộp dõi theo những màn đối đáp khẩu chiến giữa Ahmadinejad, Mottaki,.. với IAEA, EU, Nga còn báo chí thế giới cứ mải miết phỏng đoán xem tháng mấy thì Mỹ sẽ không kích các lò hạt nhân tại Shiraz, Esfahal (chỗ này phải khoe ngay với T. là tớ vừa đi qua chỗ được coi là nơi làm giàu uranium tại Esfahal. Hì, qua chỗ đấy phải phóng xe thật nhanh không thì máy bay Mỹ bỏ bom thì bỏ xừ) thì người dân vẫn có vẻ hết sức ung dung mua sắm, náo nức chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất trong năm. Hy vọng, vài năm nữa những người bạn Afar Ali, Shahram, Farzane của mình vẫn có được sự yên bình và thanh thản này. Thế nào nhỉ, give the peace a chance,...

Thế đã T. nhỉ, tớ tạm dừng gõ bàn phím tại đây. Bọn thanh niên hàng xóm vừa rủ ra ngoài đường đốt pháo. Hẹn thư sau tớ sẽ viết dài hơn.

Đêm trăng đẹp, ngày 5 tháng Esfand năm 1384

"Giang hồ" - Phạm Hữu Quang

<Woman, I know you understand, the little child inside a man>
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với... giặt đồ?

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không,
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng...

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.

Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu...

Giang hồ ta chẳng thay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.

Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giầy, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

Lại một bài của Thường béo

Thực tình hết sức biết ơn bạn Béo vì mấy cuộn giấy đó mà mình đã có một chuyến loăng quăng ở Lào mỹ mãn... Thầy Phương ngửi mùi hết sức chính xác! Địa điểm đó là ở chợ vùng biên Savan thuộc tỉnh Savanakhet (nên mới có sóng Mobi mà nhắn tin về) Image
chuối và giấy

Ngồi xem tin thời sự thấy Mỹ sắp đánh Iran. Lại nhớ đến Tuấn chuối. Mà nghĩ cũng lạ, mỗi khi nghĩ đến


Tuấn chuối là lại nghĩ đến giấy.


Một buổi tối, đang ngồi xem phim, dột nhiên Tuanchuoi quay sang hỏi: cả nhà có ai đi Lao chơi


weekend này không. Anh em đang bận dự án , trả lời cho qua. chuối chán. Chúng mày k đi thì ông đi.


Và cuối tuần hắn đi thật.
Sáng sớm trước khi đi. Check lại hành lí phát nữa. Lại thấy 2 cuôn giấy vệ sinh nằm trong balo.  Hóa


ra la Thường béo lo xa cho vào cho hắn. Rút kinh nghiệm tuần trước, Thường béo và Takin với hắn đi


Quảng Ngãi chơi, vào nhà trọ thì hết giấy, báo hại 6h sáng Tuấn chuối đùng đùng trở dậy, chạy khắp


xóm, gõ hết các cửa nhà hòng tìm ra 1 ít giấy.Nửa tiếng cũng tìm ra giấy, nhưng còn có cá gì ra nữa


không thì chúa mới biết :D.
Thường béo thì lo xa.Tuấn chuối thì ngại ngùng. Ai lại thế, mang cái này đi thì ngại chết. Ngại ngùng


gì. Không có thì mới chết. Qua lại một hồi, Tuan chuối hùng hổ leo lên taxi, với hành trang là 1 cuộn


giấy vệ sinh.
Sáng hôm sau, khi quần hùng 22 NVL còn đang say giấc, chợt một tiếng thét lanh lảnh từ tầng 2 bay


lên vang vọng khắp nhà:" a Phương ơi, xuống mà xem. Tuấn chuối nó nhắn tin cảm ơn em về cuộn


giấy VS này". Thầy Phương mắt nhắm mắt mở chạy xuống, đọc hết tin nhắn rồi phán 1 câu:"Tin nhắn


có mùi lạ lạ. Chắc nó vừa ngồi ... vừa nhắn cho em".


Chiến tranh và hòa bình

(Hehe. Chỗ này phải đính chính là hôm đó không dùng "Chiến tranh và hòa bình" nhé. Quả đó là tớ nhân tiện tắm luôn, cũng cả tuần roài còn giề...)Image

Chiến tranh và hòa bình
Một buổi tối. NgocCH, Tuanbass, VietTQ đang ngồi buôn dưa lê ngắm hàng ở Wonder. Chợt, ò í e.

Thấy tuanbass lôi con mobi cổ lỗ sĩ ra. Từ con mobi, 1 giọng oanh vàng phát ra với một tần số đủ để

xuyen thấu qua mọi vật cản, đồng thời phản hồi khắp nơi trong Wonder, rồi cuối cùng hội tụ tại tai

của Tuanbass. "Tuanbass đang ở đâu đấy? Hả? Ngắm hàng à? Ở đâu thì cũng về ngay. Nhà có việc

gấp. Trong vòng 5 phút nữa phải về đến nhà. Mà trước khi về nhà thì nhớ ghé đâu kiếm cuộn giấy vệ

sinh. Ở nhà hết rồi mà thằng Tuấn chuối nó sắp ... rồi". Mie, bây giờ là 10 giờ tối kiếm đếch đâu ra

hàng hiếm đấy. Sau 1 vòng lượn khắp phố phường DN, Tuanbass quay trở lại Wonder với 2 bàn tay

trắng. Với vẻ mặt nghiêm trọng, túm lấy anh chàng bồi bàn đầu tiên mình gặp, hỏi gấp gáp: "em ơi có

giấy vệ sinh không?"."Anh cứ đi thẳng, rẽ trái rồi lại rẽ phải".Mie, mình có cần đi ... đâu cần là cần

giấy cơ mà, chắc là thằng nàynhinf vẻ mặt hoảng loạn của tuanbass mà tưởng nhầm ...Nói mãi nó

cũng hiểu, nó đi thẳng rẽ trái rồi rẽ phải một lúc mang ra 2 cuộn giấy to vật rồi nhăn nhở: nhà hàng

bon em free cho anh. mie, lần sau nhà hết giấy thì cứ ra Wonder mà uống cafe.

Hộc tốc phi về nhà, phi thẳng lên tầng 3, đã thấy tuấn chuối vểnh râu ngồi đọc "Chiến tranh và hòa

bình". Ở nhà vẫn chưa có giấy. TuanTA cho biết Tuan chuối vừa exit xong. Chẳng biết nó làm thế nào

?Chẳng lẽ ....? Hay là nó dùng "Chiến tranh và hòa bình"?

Tinh thần thể dục!



Bài này mình không rõ là ai viết. Nhưng mình ngửi văn thấy hình như là Đại ca PhươngNT phóng bút. Phải confirm lại mới được!

Tinh thần thể dục

Về khoản này thì 22NVL đúng là miễn chê. Mọi thành viên của nhà 22NVL đều là những con người thể thao cuồng nhiệt - hết mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng một cơ thể cường tráng. Có điều trong hàng ngũ những người như vậy vẫn nổi bật lên những ngôi sao sáng - những ngôi sao sáng vào buổi sáng.


Để thích hợp với tinh thần thượng võ của dân ta, môn đầu tiên phải nhắc đến chính là võ. Vâng, võ thuật luôn thu hút được sự chú ý của Tuấn chuối. Và thế là chúng tôi thấy anh lôi được từ đâu ra một bộ áo quần dày như bao tải vá qua năm lượt. Anh hăm hở đút cái bao tải này vào một bao tải to hơn rồi vắt lên xe máy, phóng đi tập. Về đến nhà, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ nhìn thân hình đầy mồ hôi và nam tính của anh. Hất hàm đầy ý nghĩa về phía chúng tôi, anh rút cái bao tải ra quăng vào máy giặt rồi đi tắm.


Hôm sau, trên dây phơi quần áo ở 22NVL xuất hiện một vật thể lạ. Vật thể này lập tức thu hút sự chú ý của chúng tôi không chỉ bởi màu cháo lòng thân thuộc hay cái chất liệu vải dày như bao tải qua năm lượt vá (mà anh cho biết chỉ ở Nhật mới có) mà còn vì một sợi dây mà người ta quen gọi là đai vắt lòng thòng gần chạm đất. Chắc hẳn để giữ cho mọi người luôn có được niềm khích lệ cho sự đam mê thể thao nên linh vật này tiếp tục ngự trị trên dây phơi trong suốt tuần sau. Và rồi sang tuần sau nữa, tuần sau nữa, tháng sau nữa, cái bao tải vẫn luôn đường hoàng chiếm ngự một chỗ trang trọng trên dây phơi quần áo, bất kể nắng hay mưa...


Tiếc thay, đến khi Tuấn chuối ra Hà Nội, anh đã thu hồi mất vật đã ngự trị trong tâm trí chúng tôi mỗi khi lên tầng 4 phơi quần áo...


(còn nữa)


Tinh thần thể dục - tiếp

Tiếp theo môn võ thì hiển nhiên là phải đến tập thể hình. Có điều thể hình không thật sự thu hút được sự ngưỡng mộ như võ thuật của Tuấn chuối. Mr Cảnh thì chỉ đam mê môn tennis với cặp vợt phủ đầy bụi bặm ở góc nhà do anh mang vào từ Hà Nội, Phương thì lại nghĩ rằng thân hình mình đã là lý tưởng, Thường béo thì chỉ mê mải đến chuyện làm bậy thay vì nghĩ bậy, ThànhLV thì already có môn thể dục của riêng mình (sẽ kể trong kỳ sau), TuanTA lại khẳng định rằng việc ăn ngủ điều độ là quá đủ cho thân hình của anh. Túm lại, chỉ có hai kẻ đặt cược vào môn thể hình, đó là Takin và Tuấn bass - một kẻ luôn chịu khó lên cân sau khi ăn (và ngồi cạnh em Thảo) và kẻ thứ hai thì lên cân sau khi đã đi exit.


Chỉ vài ngày sau khi tới 22NVL, Takin và Tuanbass đã rủ nhau đi lùng sục khắp thành phố để tìm ra phòng tập thể hình xứng đáng cho những nhà chuyên nghiệp như hai anh. Và để khẳng định quyết tâm, dĩ nhiên 2 nhà vô địch lập tức chơi sang mua vé tập dài hạn, được hẳn 30 lần. Và thế là hàng ngày, sau những buổi chiều làm việc mệt nhọc, trong khi dân tình mải miết với những sự việc đời thường như săn voi, vn ếch sờ  pờ zét hay nhẩy đầm thì chúng ta vẫn nghe được những mẩu hội thoại đầy hứng khởi của hai bạn


- Tuấn bass, đi tập thể hình đi


- Tuấn bass, đi thôi...


- Tuấn bass...


Takin ra Hà Nội làm gián đoạn mất nhịp thi đấu của đôi bạn cùng tiến. Trong buổi chia tay, anh vẫn không quên handover lại chiếc vé tập, vẫn còn dùng được 29 lần của mình cho Tuấn bass.


Mình bị Thường béo "trả đũa" bằng mấy bài này. Thế mới đau!!!

Tạm biệt Chuối
by Thường béo


Nhân sự kiện Tuấn Chuối ra HN, gần 2 ngày không có Chuối ở 22 NVL, mình có đôi dòng cảm xúc


================================


Chuối như bảnh hơn trong áo trắng quần đen, style mấy bác Nhật.


Sân bay Đà Nẵng một đàn thiên nga vịt trời đưa tiễn


Cùng 3 tên cửu vạn chở vali


Thò đầu qua vai Chuối trong cái ôm tạm biệt để thấy mình cũng còn những cảm xúc đời thường.


Đường về nhà váy phần phật chiều gió,


buồn một tí cho đời lên hương.


 


Cái fly bay vèo qua đỉnh dốc, increase nỗi buồn thêm hai mươi phút cô đơn


 


Bữa cơm trưa thừa một phần nước mắm, Bát một mình chấm mút với hư không.


“Chát với Mỹ Thường” giờ thôi rôm rả, cuộc sống phai dần những “nỗi buồn màu xanh”


 


Tối - cô đơn – ngồi nghe nhạc Trịnh, thèm ly quả dầm mà không Chuối chở đi


Mỗi sáng sớm (nếu có ngồi trong exit), lại vẫn nghe “dịu dàng” tiếng Chuối ngoài cầu thang: - Béo ơi, 5 phút nữa ăn sáng nhé


 


Thế rồi chiều Takin ngồi đếm nắng… thiếu một thằng, cụt cả hứng săn voi.


Nước cứ chảy – đời trôi về nơi ấy


Chuối đi rồi nhưng xe còn ở lại


Cả nhà mình – bán – làm một bữa liên hoan.


                                       


                                                           Tầng 4 - Ngân hàng Đông Á - 51 NVL


                                                                    Chiều nhớ Chuối 29 Nov 2005


Saturday, 26 August 2006

Có một Nàng Thơ như thế!



(Bài này mình viết nhân đọc một bài thơ mang tên Quạt nước của một trong những thi sỹ lổi tiếng nhất FSoft - Đoàn Thị Mỹ Thường. Các bạn có thể thấy dung nham, nhầm, dung nhân của thị rõ hơn trên tấm hình bên cây xăng ở đầu blog này!)



Có một Nàng Thơ như thế!


Tôi đã nghe nhiều người nói về thơ của Mỹ Thường nhiều lắm. Có người bảo "Mỹ Thường! Thơ với thẩn cái quái gì! Toàn là cằn nhằn!". Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: “Thơ gì mà rắc rối thế! Mình tưởng có ý nghĩa gì khuất khúc lắm, cứ nghiền ngẫm hoài suốt một tuần, hóa ra nó lừa mình!”. Thi sỹ Tuấn Phương có lẽ cũng nghĩ đến Mỹ Thường khi cảm tác mà thốt lên những đoạn này: “Hãy so sánh cách mấy con quạ kia (thái độ những nhà chân thi sỹ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy, miệng vừa kêu lên: Bạn nào cầm ô của tớ! Cằn nhằn cũng không phải dễ như người ta tưởng đâu. Làm sao mà có thể cùng một lúc có thể nào nghĩ đến QA, đến Timesheet, đến đĩa thịt kho rắc đầy hạt tiêu mà lại vẫn không quên được việc đòi ô[1]!


 


Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Mỹ Thường. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Mỹ Thường. Bao nhiêu thơ Mỹ Thường làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Mỹ Thường đâu có phải chuyện dễ. Đã khúc khuỷu mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy chục tập. Họ thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thanh vắng, họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vị giáo chủ. Đoàn Minh Hằng nói quả quyết: “Tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta, ít nhất một lần trong đời, trong một khoảnh khắc cô đơn nào đó, sẽ có những tâm trạng như thế[2], hay “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Mỹ Thường.”[3]


 


Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Mỹ Thường. Tôi đã theo Mỹ Thường từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Vô đề. Và tôi đã mệt lả. Chính như lời Mỹ Thường nói trong bài tựa Thơ quạt nước, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng quạt nước đi xa càng vu vơ. Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.


 


Thơ song thất lục bát: Theo Monsieur ĐứcLH, hồi trước xem Thơ song thất lục bát Mỹ Thường có viết trên báo đại khái nói: “Từ khi về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế... Ôi hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên ha hả một tiếng lớn ấy là thỏa hồn thơ đó.” Thơ song thất lục bát Mỹ Thường làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy bài. Song trong những bài tôi được xem, tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng hạn như:


Giấc mơ của…


Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn khổ bó buộc của luật song thất lục bát có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Mỹ Thường.


Tập thơ quạt nước: Đến đây ta đã hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cái thế giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta thấy những gì chung quanh ta? Ánh sáng, toàn ánh sáng, một ánh sáng gắt gao, ghê gớm, linh động như một người hay đúng hơn một bà chằn. Ánh sáng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cằn nhằn và cũng Timesheet (Tiếng xe máy gằn lên, tôi lặng lẽ đếm). Mỹ Thường đi trong ánh sáng, ngọ nguậy lồng ngực cho máu tung ra làm biển cả, cho tâm hồn văng ra, và cằn nhằn lên những tiếng đáng yêu... Ta rùng mình, ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt. Trời đất này thực của riêng Mỹ Thường. Ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được. Nghĩ thế ta bỗng thương con người cô độc. Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp. Mỹ Thường chắc cũng biết thế nên lúc sinh thời người đã nguyền với Chúa sẽ không bao giờ cho xuất bản Thơ Quạt nước. Một tác phẩm như thế, ta không có thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn.


          Một nhà chuyên môn nghiên cứu những trạng thái kỳ dị của tâm linh người ta xem tập Giấc mơThơ quạt nước có lẽ sẽ lượm được nhiều tài liệu hơn một nhà phê bình văn nghệ. Tuy thế, đây đó ta gặp những câu rất hay:


      Như tả cảnh developer ngồi coding:


                                    Em lặng lẽ cúi mình dưới ánh nắng buổi trưa


      Project leader ngồi nghe QA:


                                     Im lặng


                                     Ngột ngạt


                                     Trái tim tôi ngọ nguậy


Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong thơ Mỹ Thường rất dễ sợ.


   Đi nhậu trên bờ biển Bắc Mỹ An có món mỳ xào tim cật thành ra:


       Đâu đó trong lồng ngực nào đó, cũng có một trái tim ngọ nguậy giống như tôi


     Cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên khó hiểu và đau đớn dị thường:


       Sự ham muốn bật thành tiếng, tôi bước về phía em


   Tôi chỉ trích ra vài đoạn có thể trích được. Còn bao nhiêu đoạn nữa tuy tôi không trích vì tôi không hiểu gì, nhưng tôi cũng biết rằng với Mỹ Thường hẳn là những câu tuyệt diệu. Nó đã tả đúng tâm trạng của tác giả. Lời thơ có vẻ thành thực, thiết tha lắm.


                                                    Đà nẵng, một chiều săn voi



[1] PhươngNT, Nhị thập nhị NVL sử ký toàn thư, trang 69, NXB Mõ Làng


[2] HằngĐM, The Cucumber, No 49 October 2005


[3] ThanhH –ChânH, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học


Friday, 25 August 2006

Wabi - Sabi: Mỹ học Nhật Bản

Wabi - Sabi: Japanese Aesthetic

Đây là một ý niệm thuộc về tư tưởng thẩm mỹ của người Nhật. Thông thường, có thể hiểu khái quát triết lý thẩm mỹ của dân xứ hoa anh đào gồm 2 ý chính: (1) hòa đồng với thiên nhiên và (2) tinh thần vô thức Phật giáo. Tuy nhiên, cách biểu hiện thẩm mỹ cũng khác nhau tùy theo tinh thần của từng thời đại lịch sử.

Nhìn chung, có thể chia thành 4 loại mà wabi-sabi là một trong số đó, như sau:

1. Bi thảm (Mono no aware)
Thời đại Heian (Bình An, 794 - 1185) là thời kỳ người Nhật xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bắt đầu từng bước tạo lập một nền văn hóa, tư tưởng riêng của mình. Đây là thời kỳ mà Phật giáo suy tàn, một thời đại được gọi là thời Mạt Pháp, với tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo là bi thảm. Mọi vật trên đời này đều được nhìn nhận chỉ là thứ phù du, sớm nở tối tàn, làm mềm lòng cả những trái tim quả cảm nhất. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Genji monogatari (Nguyên Thị Vật Ngữ) - Murasaki Sikibu và các truyện khác thuộc thời đại này.

2. Wabi - Sabi
Sau thời Chiến quốc, khi những trận đẫm máu của cuộc nội chiến tạm lắng, những người hùng - các chiến binh - không còn giữ được quyền lực xã hội nữa, và vai trò này rơi vào tay của các cư dân thành thị, những người làm nghề buôn bán. Đương nhiên, vì thế, tư tưởng thẩm mỹ chung của xã hội cũng chính là thẩm mỹ của tầng lớp này. "Wabi" là khái niệm thẩm mỹ bắt nguồn từ trà đạo, nó ẩn chứa một tinh thần phong phú và tĩnh tại ngay bên trong vẻ đơn giản, thuần khiết. Nó được gói gọn trong hình ảnh một nhành hoa dại và những đồ trang trí mộc mạc trong các trà thất của các bậc thầy trà đạo như Thiên Lợi Hưu (Sen no Rikyuu),... "Sabi" là vẻ đẹp trong những bài thơ haiku như của Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu),... thể hiện một tâm cảnh hùng vĩ mà tĩnh lặng. Cả "Wabi" và "Sabi" đều gắn liền với cảnh giới của Thiền, vô vi mà giác ngộ....

Một bài haiku nổi tiếng của Ba Tiêu:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"

3. Lịch lãm (Iki)
Đây là tư tưởng thẩm mỹ thịnh hành ở thời Edo trong tầng lớp thương gia và thị dân. Tổng quát thì tư tưởng này có 3 điều kiện: Hari, adaakanuke. Hari có nghĩa là kiên trì với suy nghĩ của chính mình; ada nghĩa là không có những hành động, cử chỉ thô tục; còn akanuke tức là thông hiểu được những góc cạnh, sân si trên đời.

4. Maku no uchi
Tư tưởng thẩm mỹ truyền thống này được hòa hợp với nền văn minh hiện đại, trở thành tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo thời nay của người Nhật. Tuy nhiên, nó vốn bắt nguồn từ những hộp cơm (bento) do Ekuan Kenji (Vinh Cữu Am Hiến Tư) thiết kế. Những hộp cơm này kết hợp tư tưởng triết lý của cả wabi, sabi và iki. Nhìn đồ điện tử, ô tô, hay bất kỳ một sản phẩm nào của người Nhật thiết kế, bạn có thể cảm nhận được phần nào tư tưởng thẩm mỹ của họ...

* The picture on the top of the article is a photo of the Silver Temple in Kyoto that I've shot in Autumn 2003 Image