1
“Sabbai dee” – Em lễ tân khách sạn Mêkông chắp hai tay, khẽ cúi đầu nở nụ cười thật duyên đón chào tôi - một kẻ lữ khách xa lạ đang kiếm tìm một chỗ nghỉ chân sau một cuộc hành trình dài.
Vậy là tôi đã có mặt tại thủ phủ tỉnh lị Savannakhet của Pathet Lan Xang (Xứ Triệu Voi). Người Việt ta vẫn quen gọi khoéng (tỉnh) lớn thứ nhì và đông dân nhất xứ Lào này bằng cái tên Savan (Sà-vẳn) hay Muang Savan, nhưng tên chính thức của nó là Muang Khanthabouli. Savannakhet vừa là tên tỉnh, vừa là thủ phủ, do Hoàng tử Thao Keosimphali (con trai thứ của Vua Luang Phonsim) thành lập năm 1642. Trong cuộc khai hoang mở đất, ông đã mang theo nhiều gia đình từ Ban Phonsim (cách thị xã Savannakhet ngày nay 18 km về phía đông) đến định cư dọc theo bờ sông Mekong và đặt tên cho làng ấp nhỏ bé của mình là Ban Thahae (Làng Cảng Chất khoáng). Một số người trong số này đã vượt qua sông Mêkông đến lập ấp ở bờ phía Tây và đặt tên làng là Ban HuayMuk (hay Mukdahan, Muang Muk – địa phận Thái Lan ngày nay). Về mặt hành chính, tỉnh Savannakhet rộng 21774 km2, với dân số hơn 80 vạn (trong đó 73% là người Lào – Thái, 20% người Môn – Khmer và khoảng 3000 người Việt, chiếm 0,3%), chia thành 15 mương (tương tự như huyện của ta) với trên 1500 ngôi làng lớn nhỏ.
Tỉnh Trung Lào này vốn có tên là Souvannaphourn. Năm 1883, khi bắt đầu tiến hành xâm lược xứ Lào, người Pháp đổi tên thành Savannakhet, theo tiếng Lào có nghĩa là Địa đàng. Hay nhỉ, hình như ở bất kỳ nước nào cũng có một địa danh mang nghĩa Địa đàng, Cổng trời hay một cái gì đó tương tự như vậy thì phải.
Bản đồ nước Lào:
Bản đồ hành chính Savannakhet:
Người Pháp ở Lào năm 1893:
2
Thực ra, tôi đã đặt trên lên đất Sà-vẳn ngay từ khi bước chân qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).
Những năm học cấp hai, cấp ba ngoài Hà Nội, tôi đã từng mong một ngày được đặt chân đến Lao Bảo, để được trải nghiệm nơi trong những ngày sóng gió nhất của Cách mạng Việt Nam, Tố Hữu đã từng viết nên những dòng thơ đầy hoài bão nhiệt tình của lứa tuổi hai mươi “Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa/…” hay “Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu/ Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão/ Gân đang săn và thớ thịt căng da/ Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!” (Trăng trối - 1940). Hơn nửa thế kỷ sau những ngày tuyệt thực trong nhà ngục Lao Bảo để làm cách mạng, Tố Hữu có biết chăng ngày hôm nay Lao Bảo đã có nhiều đổi thay, giờ đây đang được quy hoạch để trở thành một Thâm Quyến của Việt Nam với biết bao hứa hẹn. Quả thật, Lao Bảo có rất nhiều lợi thế: là điểm xuất phát của con đường xuyên Á (dân ta quen gọi là đường 9 Nam Lào hơn), nối từ Miến Điện, qua Đông Bắc Thái Lan, Sa-vẳn, tới Lao Bảo và từ Lao Bảo đi ra biển Đông qua các cảng biển như Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,… Ngoài ra, đây còn là giao điểm quan trọng ở miền Trung của các tuyến giao thông huyết mạch đối với đất nước: đường 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh. Có lẽ cái ngày mà Đặc khu Kinh tế thương mại Lao Bảo trở thành Thâm Quyến phẩy (nghĩa là sau 20 năm, từ một ngôi làng xơ xác chỉ toàn lau với sậy vụt biến thành một thành phố có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 120 tỷ USD – đứng đầu Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người gần 7000 USD và là cảng trung chuyển container lớn thứ 4 thế giới) đủ làm hấp dẫn bất kỳ một người dân nào nơi đây. Nhưng đợi 20 năm để mỗi năm có 100 triệu đồng thu nhập thì khí hơi lâu, mà cơm ngày 3 bữa phải ăn, trẻ con hàng ngày phải cắp cặp đến trường, nên người dân bản địa vẫn phải lăn lộn, bươn trải cuộc mưu sinh. Ở cái vùng giáp biên này có 2 nghề sống được: đổi tiền và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tất nhiên là về khoản hàng trắng thì cái cửa ngõ nằm sát sông Sê-pôn này chắc cũng chẳng kém cạnh gì cửa khẩu Nậm Cắn ngoài Nghệ An là bao….
...Làm theo những người đứng xếp hàng trước, kẹp tờ năm nghìn vào giữa cuốn hộ chiếu nhẹ nhàng đưa cho mấy viên chức cửa khẩu để đóng dấu thông hành, và rồi chỉ chưa đầy 1 phút sau, nhận lại cuốn hộ chiếu, tôi rảo bước tiến đến trạm kiểm soát cửa khẩu phía biên giới Lào.
Bản đồ khu vực Lao Bảo (có thể nhìn thấy nhà tù cũ)
Tuyệt đại đa số người làm nghề đổi tiền ở cửa khẩu Lao Bảo là phụ nữ
Welcome to Savannakhet
* Ghi chú: Bài có sử dụng một số ảnh không phải do người viết chụp.
3.
Cái thị trấn giáp biên Lào – Việt này không khác nhiều so với những thị trấn heo hút xứ Lương Sơn, Yên Thủy (Hòa Bình), Sìn Hồ, Than Uyên (Sơn La) hay thủ phủ một loạt huyện lị miền núi suốt một dải đất miền Trung từ Thanh-Nghệ vào đến Quảng-Đà mà tôi từng vác ba-lô rong ruổi đi qua. Cũng đìu hiu mấy tay xe ôm đứng chờ khách, cũng lơ thơ vài quán tạp phẩm cùng mấy hàng đồ ăn như cháo, phở bình thường không có gì đặc sắc. Chúng nhỏ thôi nhưng cũng đủ hàng chẳng kém gì chuỗi cửa hàng Seven Eleven hay Lawson. Thật đối với tôi thì một bát miến lèo tèo vài miếng thịt trâu lúc đó ngon chả kém một bữa 6000 Mỹ kim có Geisha múa hát hầu rượu mà tôi từng thưởng thức giữa đất Kyoto mùa hoa anh đào nở năm nao. Các bác đừng cười em thực bất tri kỳ vị nhưng đối với em những thứ đó rằng hay thì thật là hay nhưng cũng là như nước chảy mây trôi xuân, hạ, thu, đông,… rồi lại xuân chứ ngẫm đi ngẫm lại cái còn lại là cảm giác được trải nghiệm một điều gì đó mà cuộc mưu sinh thường nhật khó cho phép mình có được. Lại chợt nhớ đến niềm sung sướng được cắn ngập răng vào que kem giá 50 đồng (vâng, 50 Việt Nam Đồng, không hơn!) giữa núi rừng Lương Sơn trong mùa hè đỏ lửa năm 2001. Tất cả đều là những trải nghiệm khó quên trong đời.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến nước Lào. Năm 13, 14 tuổi gì đó, được ông già lôi đi theo xe của Bộ chỉ huy Quân sự Quân khu 4 sang thăm lại chiến trường xưa Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng) và Sầm Nưa. Ký ức về chuyến đi đó không nhiều, chỉ nhớ rằng hồi đó người Việt đi sang Lào bằng đường bộ thì vô tư, dễ dàng không khác gì lên Con Cuông, Kỳ Anh nhưng giờ thì có khác một chút. Nghe nói đi sang Lào nên có người Lào đi cùng (nên đi cùng bộ đội Pathet Lao) bằng xe biển Lào. Nếu có xe bọc thép đi cùng là tốt nhất. Lại nghe nói ở một số tuyến đường, nhất là Route 13 đoạn từ Luang Prabang đến Vientian rất hay gặp dân H’mông nổi loạn phục kích. Mục tiêu chính là dân Việt và du khách nước ngoài, để gây sức ép với nhà nước Lào. Về chuyện này thì nhiều, nhưng có phần nhạy cảm, nên không đề cập đến nữa, xin quay về khu chợ Savẳn tiếp chuyến hành trình hầu các bác.
--------------
Sau bát miến lót lòng, việc tiếp theo là xem giờ xe chạy từ chợ biên về tỉnh lị Savannakhet. Khi còn ở bên kia biên giới, phía Lao Bảo, tôi đã cẩn thận hỏi một số người về chuyện xe cộ. Hơn 200 cây số chứ không phải ít nên cứ hỏi trước cho nó chắc cú. Ai cũng nói với tôi là đâu quãng 8 giờ gì đó. Nhưng cái sự đại khái của người Lào thì người An Nam ta còn phải gọi bằng sư phụ. Tôi đã yên tâm là xe sẽ chạy vào khoảng 8 giờ khi được nghe câu trả lời hết sức ân cần của một chị cán bộ cửa khẩu bằng một thứ tiếng Việt theo tôi là không có gì phải phàn nàn. Bến xe (gọi là bến cho oai chứ chỉ có duy nhất một chiếc xe khách như hình bên dưới) chỉ cách nơi tôi hỏi thăm giờ giấc có 1 cây thôi mà không ai trả lời được chính xác cả. Tấm ảnh bên dưới là giờ xe chạy, chuyến đầu tiên trong ngày đã lăn bánh lúc 7 giờ và chuyến xe tiếp theo sẽ khởi hành vào lúc khoảng 10 giờ, chứ không phải vào khoảng 8 giờ! Có lẽ người ta mới thay đổi giờ giấc trên tấm bảng này chăng? Đâu có gì phức tạp vì đó chỉ là một tấm bảng viết thông thường. Thời điểm đó là khoảng 7 rưỡi nên tôi sẽ phải chờ đợi khoảng 2 tiếng rưỡi.
Đành phải ngồi đợi vậy. Cũng chẳng hề hấn gì, từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ ngại chờ đợi. Cùng cảnh đợi chờ như tôi có thêm một đôi Tây ba lô tóc vàn mắt xanh tuổi trạc gần 30. Hẳn cũng là dân back-packer như mình đây. Tôi thầm nhủ. Rút bao Mild Seven ra, tôi châm điếu thuốc bắt chuyện. Hóa ra hai thanh niên dân Thụy Điển này vừa ở Việt Nam 3 tháng, và bây giờ bắt đầu chuyến đi Lào, họ đi cùng tôi đến Savannakhet nhưng không ở lại mà sẽ đi tiếp xuống Siphandon luôn. Cô nàng dân Stockholm, anh chàng dân một tỉnh nào đó tôi không nhớ, đâu ở phương Bắc, rất gần Bắc Cực, nơi mỗi năm có 5 tháng không hề có sự hiện diện của bóng đêm. Tôi mua chuyện: À thế à, ngày xưa người Việt chúng tao hơi bị thích Thủ tướng Olof Palmer đấy nhé, cám ơn chúng mày xây giúp cái nhà máy giấy Bãi Bằng, tao nghe nói chế độ phúc lợi xã hội của chúng mày tốt lắm ha,… rồi lại xoay qua chuyện mày có biết không, Henrik Larsson có hơi bị nhiều fan ở Việt Nam đấy. Mà tao nghe nói dạo này anh ta cắt tóc rồi hay sao ý. Rồi nào là lão Sven Goran Erikson đếch thể mê được nhỉ. Đại khái là những câu chuyện linh ta linh tinh vô thưởng vô phạt như thế rồi thì cũng đến giờ xe chạy.
Xe khách của Lào thì cũng chả có gì đặc biệt đáng nói cả. Cũng như xe đò của ta cách đây chục năm. Khi chạy thì cứ mở cửa đón gió trời lồng lộng thôi, chả có máy lạnh đâu. Có nhõn 3 cái quạt con cóc treo trên trần xe nhưng chắc phải hôm nào mùa hè nóng lắm mới bật. Video thì 5 tiếng đồng hồ liền chỉ phát ca nhạc hoặc phim Thái. Thể loại thì sên sến na ná như phim về anh cảnh sát Phăng Xéng hơn chục năm về trước chiếu trên truyền hình Việt Nam.
Phải công nhận là đường sá ở Lào khá ngon. Ít ra là tuyến đường 9 xuyên Á mới xây dựng do nguồn vốn tài trợ của ADB/JBIC này. Ngồi trên xe, tôi cứ mải miết hình dung về một tương lai không xa, khi tuyến đường hành lang Đông – Tây sẽ trở thành một Silk Road mới, mang lại sự thuận tiện trong giao thương, là điểm mốc quan trọng trong tiến trình thống nhất kinh tế cho cả châu Á lục địa. Liệu tôi có quá lạc quan chăng?
(còn tiếp)
“Sabbai dee” – Em lễ tân khách sạn Mêkông chắp hai tay, khẽ cúi đầu nở nụ cười thật duyên đón chào tôi - một kẻ lữ khách xa lạ đang kiếm tìm một chỗ nghỉ chân sau một cuộc hành trình dài.
Vậy là tôi đã có mặt tại thủ phủ tỉnh lị Savannakhet của Pathet Lan Xang (Xứ Triệu Voi). Người Việt ta vẫn quen gọi khoéng (tỉnh) lớn thứ nhì và đông dân nhất xứ Lào này bằng cái tên Savan (Sà-vẳn) hay Muang Savan, nhưng tên chính thức của nó là Muang Khanthabouli. Savannakhet vừa là tên tỉnh, vừa là thủ phủ, do Hoàng tử Thao Keosimphali (con trai thứ của Vua Luang Phonsim) thành lập năm 1642. Trong cuộc khai hoang mở đất, ông đã mang theo nhiều gia đình từ Ban Phonsim (cách thị xã Savannakhet ngày nay 18 km về phía đông) đến định cư dọc theo bờ sông Mekong và đặt tên cho làng ấp nhỏ bé của mình là Ban Thahae (Làng Cảng Chất khoáng). Một số người trong số này đã vượt qua sông Mêkông đến lập ấp ở bờ phía Tây và đặt tên làng là Ban HuayMuk (hay Mukdahan, Muang Muk – địa phận Thái Lan ngày nay). Về mặt hành chính, tỉnh Savannakhet rộng 21774 km2, với dân số hơn 80 vạn (trong đó 73% là người Lào – Thái, 20% người Môn – Khmer và khoảng 3000 người Việt, chiếm 0,3%), chia thành 15 mương (tương tự như huyện của ta) với trên 1500 ngôi làng lớn nhỏ.
Tỉnh Trung Lào này vốn có tên là Souvannaphourn. Năm 1883, khi bắt đầu tiến hành xâm lược xứ Lào, người Pháp đổi tên thành Savannakhet, theo tiếng Lào có nghĩa là Địa đàng. Hay nhỉ, hình như ở bất kỳ nước nào cũng có một địa danh mang nghĩa Địa đàng, Cổng trời hay một cái gì đó tương tự như vậy thì phải.
Bản đồ nước Lào:
Bản đồ hành chính Savannakhet:
Người Pháp ở Lào năm 1893:
2
Thực ra, tôi đã đặt trên lên đất Sà-vẳn ngay từ khi bước chân qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).
Những năm học cấp hai, cấp ba ngoài Hà Nội, tôi đã từng mong một ngày được đặt chân đến Lao Bảo, để được trải nghiệm nơi trong những ngày sóng gió nhất của Cách mạng Việt Nam, Tố Hữu đã từng viết nên những dòng thơ đầy hoài bão nhiệt tình của lứa tuổi hai mươi “Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa/…” hay “Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu/ Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão/ Gân đang săn và thớ thịt căng da/ Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!” (Trăng trối - 1940). Hơn nửa thế kỷ sau những ngày tuyệt thực trong nhà ngục Lao Bảo để làm cách mạng, Tố Hữu có biết chăng ngày hôm nay Lao Bảo đã có nhiều đổi thay, giờ đây đang được quy hoạch để trở thành một Thâm Quyến của Việt Nam với biết bao hứa hẹn. Quả thật, Lao Bảo có rất nhiều lợi thế: là điểm xuất phát của con đường xuyên Á (dân ta quen gọi là đường 9 Nam Lào hơn), nối từ Miến Điện, qua Đông Bắc Thái Lan, Sa-vẳn, tới Lao Bảo và từ Lao Bảo đi ra biển Đông qua các cảng biển như Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,… Ngoài ra, đây còn là giao điểm quan trọng ở miền Trung của các tuyến giao thông huyết mạch đối với đất nước: đường 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh. Có lẽ cái ngày mà Đặc khu Kinh tế thương mại Lao Bảo trở thành Thâm Quyến phẩy (nghĩa là sau 20 năm, từ một ngôi làng xơ xác chỉ toàn lau với sậy vụt biến thành một thành phố có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 120 tỷ USD – đứng đầu Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người gần 7000 USD và là cảng trung chuyển container lớn thứ 4 thế giới) đủ làm hấp dẫn bất kỳ một người dân nào nơi đây. Nhưng đợi 20 năm để mỗi năm có 100 triệu đồng thu nhập thì khí hơi lâu, mà cơm ngày 3 bữa phải ăn, trẻ con hàng ngày phải cắp cặp đến trường, nên người dân bản địa vẫn phải lăn lộn, bươn trải cuộc mưu sinh. Ở cái vùng giáp biên này có 2 nghề sống được: đổi tiền và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tất nhiên là về khoản hàng trắng thì cái cửa ngõ nằm sát sông Sê-pôn này chắc cũng chẳng kém cạnh gì cửa khẩu Nậm Cắn ngoài Nghệ An là bao….
...Làm theo những người đứng xếp hàng trước, kẹp tờ năm nghìn vào giữa cuốn hộ chiếu nhẹ nhàng đưa cho mấy viên chức cửa khẩu để đóng dấu thông hành, và rồi chỉ chưa đầy 1 phút sau, nhận lại cuốn hộ chiếu, tôi rảo bước tiến đến trạm kiểm soát cửa khẩu phía biên giới Lào.
Bản đồ khu vực Lao Bảo (có thể nhìn thấy nhà tù cũ)
Tuyệt đại đa số người làm nghề đổi tiền ở cửa khẩu Lao Bảo là phụ nữ
Welcome to Savannakhet
* Ghi chú: Bài có sử dụng một số ảnh không phải do người viết chụp.
3.
Cái thị trấn giáp biên Lào – Việt này không khác nhiều so với những thị trấn heo hút xứ Lương Sơn, Yên Thủy (Hòa Bình), Sìn Hồ, Than Uyên (Sơn La) hay thủ phủ một loạt huyện lị miền núi suốt một dải đất miền Trung từ Thanh-Nghệ vào đến Quảng-Đà mà tôi từng vác ba-lô rong ruổi đi qua. Cũng đìu hiu mấy tay xe ôm đứng chờ khách, cũng lơ thơ vài quán tạp phẩm cùng mấy hàng đồ ăn như cháo, phở bình thường không có gì đặc sắc. Chúng nhỏ thôi nhưng cũng đủ hàng chẳng kém gì chuỗi cửa hàng Seven Eleven hay Lawson. Thật đối với tôi thì một bát miến lèo tèo vài miếng thịt trâu lúc đó ngon chả kém một bữa 6000 Mỹ kim có Geisha múa hát hầu rượu mà tôi từng thưởng thức giữa đất Kyoto mùa hoa anh đào nở năm nao. Các bác đừng cười em thực bất tri kỳ vị nhưng đối với em những thứ đó rằng hay thì thật là hay nhưng cũng là như nước chảy mây trôi xuân, hạ, thu, đông,… rồi lại xuân chứ ngẫm đi ngẫm lại cái còn lại là cảm giác được trải nghiệm một điều gì đó mà cuộc mưu sinh thường nhật khó cho phép mình có được. Lại chợt nhớ đến niềm sung sướng được cắn ngập răng vào que kem giá 50 đồng (vâng, 50 Việt Nam Đồng, không hơn!) giữa núi rừng Lương Sơn trong mùa hè đỏ lửa năm 2001. Tất cả đều là những trải nghiệm khó quên trong đời.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến nước Lào. Năm 13, 14 tuổi gì đó, được ông già lôi đi theo xe của Bộ chỉ huy Quân sự Quân khu 4 sang thăm lại chiến trường xưa Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng) và Sầm Nưa. Ký ức về chuyến đi đó không nhiều, chỉ nhớ rằng hồi đó người Việt đi sang Lào bằng đường bộ thì vô tư, dễ dàng không khác gì lên Con Cuông, Kỳ Anh nhưng giờ thì có khác một chút. Nghe nói đi sang Lào nên có người Lào đi cùng (nên đi cùng bộ đội Pathet Lao) bằng xe biển Lào. Nếu có xe bọc thép đi cùng là tốt nhất. Lại nghe nói ở một số tuyến đường, nhất là Route 13 đoạn từ Luang Prabang đến Vientian rất hay gặp dân H’mông nổi loạn phục kích. Mục tiêu chính là dân Việt và du khách nước ngoài, để gây sức ép với nhà nước Lào. Về chuyện này thì nhiều, nhưng có phần nhạy cảm, nên không đề cập đến nữa, xin quay về khu chợ Savẳn tiếp chuyến hành trình hầu các bác.
--------------
Sau bát miến lót lòng, việc tiếp theo là xem giờ xe chạy từ chợ biên về tỉnh lị Savannakhet. Khi còn ở bên kia biên giới, phía Lao Bảo, tôi đã cẩn thận hỏi một số người về chuyện xe cộ. Hơn 200 cây số chứ không phải ít nên cứ hỏi trước cho nó chắc cú. Ai cũng nói với tôi là đâu quãng 8 giờ gì đó. Nhưng cái sự đại khái của người Lào thì người An Nam ta còn phải gọi bằng sư phụ. Tôi đã yên tâm là xe sẽ chạy vào khoảng 8 giờ khi được nghe câu trả lời hết sức ân cần của một chị cán bộ cửa khẩu bằng một thứ tiếng Việt theo tôi là không có gì phải phàn nàn. Bến xe (gọi là bến cho oai chứ chỉ có duy nhất một chiếc xe khách như hình bên dưới) chỉ cách nơi tôi hỏi thăm giờ giấc có 1 cây thôi mà không ai trả lời được chính xác cả. Tấm ảnh bên dưới là giờ xe chạy, chuyến đầu tiên trong ngày đã lăn bánh lúc 7 giờ và chuyến xe tiếp theo sẽ khởi hành vào lúc khoảng 10 giờ, chứ không phải vào khoảng 8 giờ! Có lẽ người ta mới thay đổi giờ giấc trên tấm bảng này chăng? Đâu có gì phức tạp vì đó chỉ là một tấm bảng viết thông thường. Thời điểm đó là khoảng 7 rưỡi nên tôi sẽ phải chờ đợi khoảng 2 tiếng rưỡi.
Đành phải ngồi đợi vậy. Cũng chẳng hề hấn gì, từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ ngại chờ đợi. Cùng cảnh đợi chờ như tôi có thêm một đôi Tây ba lô tóc vàn mắt xanh tuổi trạc gần 30. Hẳn cũng là dân back-packer như mình đây. Tôi thầm nhủ. Rút bao Mild Seven ra, tôi châm điếu thuốc bắt chuyện. Hóa ra hai thanh niên dân Thụy Điển này vừa ở Việt Nam 3 tháng, và bây giờ bắt đầu chuyến đi Lào, họ đi cùng tôi đến Savannakhet nhưng không ở lại mà sẽ đi tiếp xuống Siphandon luôn. Cô nàng dân Stockholm, anh chàng dân một tỉnh nào đó tôi không nhớ, đâu ở phương Bắc, rất gần Bắc Cực, nơi mỗi năm có 5 tháng không hề có sự hiện diện của bóng đêm. Tôi mua chuyện: À thế à, ngày xưa người Việt chúng tao hơi bị thích Thủ tướng Olof Palmer đấy nhé, cám ơn chúng mày xây giúp cái nhà máy giấy Bãi Bằng, tao nghe nói chế độ phúc lợi xã hội của chúng mày tốt lắm ha,… rồi lại xoay qua chuyện mày có biết không, Henrik Larsson có hơi bị nhiều fan ở Việt Nam đấy. Mà tao nghe nói dạo này anh ta cắt tóc rồi hay sao ý. Rồi nào là lão Sven Goran Erikson đếch thể mê được nhỉ. Đại khái là những câu chuyện linh ta linh tinh vô thưởng vô phạt như thế rồi thì cũng đến giờ xe chạy.
Xe khách của Lào thì cũng chả có gì đặc biệt đáng nói cả. Cũng như xe đò của ta cách đây chục năm. Khi chạy thì cứ mở cửa đón gió trời lồng lộng thôi, chả có máy lạnh đâu. Có nhõn 3 cái quạt con cóc treo trên trần xe nhưng chắc phải hôm nào mùa hè nóng lắm mới bật. Video thì 5 tiếng đồng hồ liền chỉ phát ca nhạc hoặc phim Thái. Thể loại thì sên sến na ná như phim về anh cảnh sát Phăng Xéng hơn chục năm về trước chiếu trên truyền hình Việt Nam.
Phải công nhận là đường sá ở Lào khá ngon. Ít ra là tuyến đường 9 xuyên Á mới xây dựng do nguồn vốn tài trợ của ADB/JBIC này. Ngồi trên xe, tôi cứ mải miết hình dung về một tương lai không xa, khi tuyến đường hành lang Đông – Tây sẽ trở thành một Silk Road mới, mang lại sự thuận tiện trong giao thương, là điểm mốc quan trọng trong tiến trình thống nhất kinh tế cho cả châu Á lục địa. Liệu tôi có quá lạc quan chăng?
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment