Saturday 26 August 2006

Có một Nàng Thơ như thế!



(Bài này mình viết nhân đọc một bài thơ mang tên Quạt nước của một trong những thi sỹ lổi tiếng nhất FSoft - Đoàn Thị Mỹ Thường. Các bạn có thể thấy dung nham, nhầm, dung nhân của thị rõ hơn trên tấm hình bên cây xăng ở đầu blog này!)



Có một Nàng Thơ như thế!


Tôi đã nghe nhiều người nói về thơ của Mỹ Thường nhiều lắm. Có người bảo "Mỹ Thường! Thơ với thẩn cái quái gì! Toàn là cằn nhằn!". Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: “Thơ gì mà rắc rối thế! Mình tưởng có ý nghĩa gì khuất khúc lắm, cứ nghiền ngẫm hoài suốt một tuần, hóa ra nó lừa mình!”. Thi sỹ Tuấn Phương có lẽ cũng nghĩ đến Mỹ Thường khi cảm tác mà thốt lên những đoạn này: “Hãy so sánh cách mấy con quạ kia (thái độ những nhà chân thi sỹ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy, miệng vừa kêu lên: Bạn nào cầm ô của tớ! Cằn nhằn cũng không phải dễ như người ta tưởng đâu. Làm sao mà có thể cùng một lúc có thể nào nghĩ đến QA, đến Timesheet, đến đĩa thịt kho rắc đầy hạt tiêu mà lại vẫn không quên được việc đòi ô[1]!


 


Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Mỹ Thường. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Mỹ Thường. Bao nhiêu thơ Mỹ Thường làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Mỹ Thường đâu có phải chuyện dễ. Đã khúc khuỷu mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy chục tập. Họ thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thanh vắng, họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vị giáo chủ. Đoàn Minh Hằng nói quả quyết: “Tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta, ít nhất một lần trong đời, trong một khoảnh khắc cô đơn nào đó, sẽ có những tâm trạng như thế[2], hay “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Mỹ Thường.”[3]


 


Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Mỹ Thường. Tôi đã theo Mỹ Thường từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Vô đề. Và tôi đã mệt lả. Chính như lời Mỹ Thường nói trong bài tựa Thơ quạt nước, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng quạt nước đi xa càng vu vơ. Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.


 


Thơ song thất lục bát: Theo Monsieur ĐứcLH, hồi trước xem Thơ song thất lục bát Mỹ Thường có viết trên báo đại khái nói: “Từ khi về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế... Ôi hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên ha hả một tiếng lớn ấy là thỏa hồn thơ đó.” Thơ song thất lục bát Mỹ Thường làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy bài. Song trong những bài tôi được xem, tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng hạn như:


Giấc mơ của…


Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn khổ bó buộc của luật song thất lục bát có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Mỹ Thường.


Tập thơ quạt nước: Đến đây ta đã hoàn toàn ra khỏi cái thế giới thực và cái thế giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta thấy những gì chung quanh ta? Ánh sáng, toàn ánh sáng, một ánh sáng gắt gao, ghê gớm, linh động như một người hay đúng hơn một bà chằn. Ánh sáng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cằn nhằn và cũng Timesheet (Tiếng xe máy gằn lên, tôi lặng lẽ đếm). Mỹ Thường đi trong ánh sáng, ngọ nguậy lồng ngực cho máu tung ra làm biển cả, cho tâm hồn văng ra, và cằn nhằn lên những tiếng đáng yêu... Ta rùng mình, ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt. Trời đất này thực của riêng Mỹ Thường. Ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được. Nghĩ thế ta bỗng thương con người cô độc. Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp. Mỹ Thường chắc cũng biết thế nên lúc sinh thời người đã nguyền với Chúa sẽ không bao giờ cho xuất bản Thơ Quạt nước. Một tác phẩm như thế, ta không có thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn.


          Một nhà chuyên môn nghiên cứu những trạng thái kỳ dị của tâm linh người ta xem tập Giấc mơThơ quạt nước có lẽ sẽ lượm được nhiều tài liệu hơn một nhà phê bình văn nghệ. Tuy thế, đây đó ta gặp những câu rất hay:


      Như tả cảnh developer ngồi coding:


                                    Em lặng lẽ cúi mình dưới ánh nắng buổi trưa


      Project leader ngồi nghe QA:


                                     Im lặng


                                     Ngột ngạt


                                     Trái tim tôi ngọ nguậy


Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong thơ Mỹ Thường rất dễ sợ.


   Đi nhậu trên bờ biển Bắc Mỹ An có món mỳ xào tim cật thành ra:


       Đâu đó trong lồng ngực nào đó, cũng có một trái tim ngọ nguậy giống như tôi


     Cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên khó hiểu và đau đớn dị thường:


       Sự ham muốn bật thành tiếng, tôi bước về phía em


   Tôi chỉ trích ra vài đoạn có thể trích được. Còn bao nhiêu đoạn nữa tuy tôi không trích vì tôi không hiểu gì, nhưng tôi cũng biết rằng với Mỹ Thường hẳn là những câu tuyệt diệu. Nó đã tả đúng tâm trạng của tác giả. Lời thơ có vẻ thành thực, thiết tha lắm.


                                                    Đà nẵng, một chiều săn voi



[1] PhươngNT, Nhị thập nhị NVL sử ký toàn thư, trang 69, NXB Mõ Làng


[2] HằngĐM, The Cucumber, No 49 October 2005


[3] ThanhH –ChânH, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học


No comments:

Post a Comment